This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thép cuộn lại tăng giá

Thép cuộn lại tăng giá
Giá thép tăng mạnh ngay sau khi quyết định áp thuế tự vệ tạm thời có hiệu lực. Ảnh: thanhbinhhtc

Cụ thể, giá thép cuộn hiện tại dao động từ 12,8-13,2 triệu đồng/tấn, còn giá thép cây từ 11,9-12,35 triệu đồng/tấn (tùy loại).

Các cửa hàng kinh doanh sắt thép cho rằng, hiện tại thương hiệu Vina Kyoei đang có giá thép cao nhất trên thị trường, tiếp theo sau là Pomina. Trong khi đó, với giá bán thấp hơn nhưng thép Miền Nam luôn được các điểm bán thông báo `hàng chưa về nên chưa biết có hay không`.

Theo tìm hiểu của PV báo Tuổi Trẻ online, hiện giá thép giao tại nhà máy (chưa VAT) của một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên thị trường ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam đang dao động ở mức 9,4-9,65 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, và 9,4-9,75 triệu đồng/tấn đối với thép cây, tăng từ 700.000 - 800.000 đồng/tấn so với thời điểm trước ngày 7/3 - khi Bộ Công thương ra quyết định áp thuế tự vệ đối với thép.

Cùng ngày, trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Đỗ Duy Thái, chủ tịch HĐQT Công ty CP thép Việt (Pomina), vài ngày tới có thể sẽ có đợt điều chỉnh giá giao tại nhà máy, `tầm ở mức 9,7 triệu đồng/tấn (chưa VAT)`.

Như vậy nếu so với giá 8,97 triệu đồng/tấn (chưa VAT), mức giá mà Pomina dự kiến tăng thêm sẽ rơi vào khoảng 750.000 đồng/tấn. Trước đó, vào ngày 9/3, Pomina cũng từng có một đợt tăng giá 250.000 đồng/tấn thép.

Sau Tết Nguyên đán, giá phôi thép đã tăng 70%

Sau Tết Nguyên đán, giá phôi thép đã tăng 70% Giá phôi thép tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán. Ảnh: dantri.com.vn

Mức tăng cụ thể là từ 250 USD lên 420 USD, nguyên liệu quặng sắt cũng tăng giá mạnh từ mức 42 USD/tấn lên mức 55 USD/tấn...

Kênh SBB đưa ra nhận định: "Mức giá hiện tại như vậy là quá cao và có thể sẽ có đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, chưa thể biết chắc khi nào mới có sự điều chỉnh đó". 

Theo SBB, sở dĩ giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh phần lớn là do tác động từ thị trường Trung Quốc và sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Sau khi nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng trong một thời gian dài và chỉ duy trì công suất ở mức thấp hoặc phải dừng sản xuất khiến cho thị trường tạm thời bị thiếu hụt nguồn cung cục bộ trong khi nhu cầu thị trường đang tăng trở lại do tính mùa vụ. 

Còn phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, kể từ sau Tết nguyên đán, giá nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới đột ngột tăng mạnh khiến cho giá trong nước cũng tăng tương ứng. Cụ thể, đầu năm 2016, giá thép xây dựng ở khu vực phía Bắc đã lên mức khoảng 6,9-7,2 triệu đồng/tấn, còn phía Nam giá thép cũng từ 6,9-7,1 triệu đồng/tấn. Đến cuối tháng 3 vừa qua, giá thép được chào ở mức 8,1-8,3 triệu đồng/tấn.

Trao đổi với báo điện tử VnExpress, đại diện một số đơn vị ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát, Thép Pomina... đều tỏ rõ sự lo ngại về việc giá nguyên liệu thép tăng mạnh sẽ tạo ra không ít áp lực cho các doanh nghiệp về sản xuất và giá thành.

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng

Trên thị trường hiện nay, trần thạch cao được phân ra làm 2 loại khác nhau là trần chìm và trần nổi, mỗi loại đều có những ưu điểm nổi bật riêng.

Thạch cao trần nổi

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng
Trần nổi có ưu điểm nổi bật nhất đó là tính thẩm mỹ cao

Đối với thạch cao trần nổi, thanh chính là thanh chịu lực treo ở trên trần nhờ có cụm ty hoặc là tăng đơ, còn thanh phụ thì có sự liên kết với thanh chính, tiếp xúc trực tiếp với tấm trần. Riêng thanh viền được liên kết ở giữa tường hay là nhờ vách của thanh chính và phụ. Toàn bộ tấm trần sẽ được kết nối với nhau bởi thanh chính, phụ và viền tường, phủ hết toàn bộ khung xương để tạo thành một bề mặt trần đầy vững chắc.

Bên cạnh tấm trần thạch cao thì còn có một vài phụ kiện khác đi kèm nhằm mục đích kết nối thanh với tấm trần. Trần nổi có ưu điểm nổi bật nhất đó là tính thẩm mỹ, nhất là mỗi khi có hư hỏng và cần sửa chữa thì bạn cũng dễ dàng tháo rời nó ra hay là thay thế một tấm mới vào khi bị hư hỏng.

Thạch cao trần chìm

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng 1
Với trần thạch cao nổi, chủ nhà có thể dễ dàng kết hợp cùng với các loại đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong,...

Mục đích của việc đóng trần thạch cao chìm là che chở cho công trình, tăng cường khả năng cách nhiệt, cách âm, hạn chế được những khuyết điểm trong quá trình xây dựng và trang trí nội thất. Hệ thống khung của loại trần này được bao phủ bằng tấm thạch cao ở bên ngoài sau khi hoàn tất các công đoạn thi công công trình.

Tương tự trần nổi, trần thạch cao chìm sở hữu các ưu điểm nổi trội như bề mặt phẳng, tính thẩm mỹ cao, có thể tạo nên nhiều kiểu hoa văn. Khi dùng xi măng để tạo đường chỉ trang trí nó sẽ giúp cho trần trở nên bền đẹp hơn, nhưng khuyết điểm của nó chính là giá thành hơi cao.

Với loại trần này, chủ nhà có thể dễ dàng kết hợp cùng với các loại đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong, thậm chí có thể thiết kế thêm nhiều hình dạng để phù hợp với mọi không gian khác nhau, nhưng nếu như bị ố màu hay hư hỏng thì bạn không thể nào sửa chữa từng tấm được mà phải gỡ nguyên cả trần nhà ra, gây bất tiện và mất thời gian.

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy, mỗi loại trần thạch cao đều đem lại lợi ích cũng như mang một số nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và sở thích riêng của mình mà bạn sẽ suy xét để chọn được loại phù hợp nhất.

Nhà thầu "méo mặt" vì giá thép tăng cao

Nhà thầu "méo mặt"

Hiện Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) đang là tổng thầu của khá nhiều dự án từ cầu đường, khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khu đô thị, bệnh viện,… Hai tuần qua, giá thép tăng đột biến và đột ngột khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Theo ông Lê Đình Khánh Quốc, Trưởng phòng Tư vấn Quản lý dự án CC1, chỉ trong thời gian ngắn giá thép đã tăng từ 15 – 20%, trong khi tỷ trọng thép trong công trình lại chiếm phần lớn. Nhà máy thép sản xuất không đủ để cung cấp, do đó công trình phải ngưng trệ do không có thép để làm.

Ông Quốc lo lắng cho biết, nguy cơ bị phạt tiến độ đối với công ty là rất lớn, đồng thời các dự án đang thực hiện, đàm phán lại chủ đầu tư thì không được. Tuy doanh nghiệp có lường trước trong dự toán dự phòng rủi ro khoảng 0,5 – 1% cho nhân công, vật tư,… song để cạnh tranh và muốn thắng thầu thì chúng tôi buộc phải chào sát giá. Trước tình hình giá thép vẫn tăng với tốc độ như hiện nay thì doanh nghiệp cầm chắc thua lỗ. Còn các dự án đang dự thầu thì phải điều chỉnh lại giá và nếu cứ “lình xình” có nguy cơ bị thu lại bảo lãnh dự thầu.

Nhà thầu "méo mặt" vì giá thép tăng cao
Vật liệu thép chiếm gần 20% công trình xây dựng

Ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Xây dựng Lê Thành cho biết, thép tăng trong giai đoạn ngắn hạn thì nhà thầu là người lãnh chịu hậu quả lớn nhất vì hầu hết các dự án đang xây dựng giai đoạn này đều giao hết cho nhà thầu nên đơn giá BĐS chưa có gì biến động. Tuy nhiên, nếu thép vẫn tăng sau 2 tháng nữa thì chủ đầu tư phải chia sẻ rủi ro đó với nhà thầu. Điều đó đồng nghĩa chủ đầu tư các dự án sẽ phải tính toán lại giá BĐS nên chắc chắn có sự thay đổi.

Đại diện một đơn vị xây dựng chia sẻ, đối với nhà ở xây dựng riêng lẻ, thép chiếm khoảng 20% tổng giá trị phần thô, vì vậy giá thép tăng cũng làm ảnh hưởng đến thị phần này.

Ai là người được hưởng lợi?

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Pomina lý giải, giá thép tăng đột biến như vậy cũng thật khó hiểu. Bởi nguyên liệu đầu vào nếu có tăng thì cũng tăng nhẹ nên không bao giờ đột biến như vậy.

Theo ông Thái, việc tăng giá thép là hệ quả của việc tăng thuế và bản thân Pomina đã kiến nghị lên Chính phủ là doanh nghiệp chúng tôi đủ năng lực để cạnh tranh với Trung Quốc.

Ông Thái cũng cho biết, hiện thị trường rất nhạy bén, sau quyết định của Bộ Công thương họ đã dự báo được giá thép sẽ tăng trong thời gian tới nên đổ xô đi mua. Năng lực sản xuất của Pomina khoảng 80 ngàn tấn/tháng thì trong tháng đã đăng ký mua đến 120 ngàn tấn.

Trước tình trạng đó, Pomina đã quyết định tăng thêm 250 ngàn đồng/tấn, tuy nhiên thời điểm này chủ yếu là trả hàng theo đơn và không nhận thêm đơn hàng mới. Đến hết tháng 3 và cả nửa đầu tháng 4/2016, doanh nghiệp này cũng chỉ đủ lượng thép để trả đơn hàng.

Bên cạnh đó, ông Thái cũng không biết liệu có việc doanh nghiệp và các đại lý cấu kết để trục lợi đẩy giá thép lên hay không. Tuy nhiên ông Thái khẳng định không có chuyện nhà máy cấu kết với đại lý.

Các đơn vị xây dựng cho hay, đến hôm nay các đại lý đã đưa báo giá xuống các công ty xây dựng với giá đã bình ổn ở mức tăng 20%.

Phát triển vật liệu gỗ trong suốt thay thế thủy tinh

Phát triển vật liệu gỗ trong suốt thay thế thủy tinh
Vật liệu gỗ trong suốt có thể ứng dụng lắp đặt cửa sổ năng lượng mặt trời

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH, Stockholm đã phát triển vật liệu gỗ trong suốt có thể sử dụng trong các công trình xây dựng trên quy mô lớn, có khả năng giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng nhân tạo. Vật liệu gỗ trong suốt này có thể ứng dụng lắp đặt cửa sổ năng lượng mặt trời.

Giáo sư Lars Berglund, thuộc Trung tâm Khoa học Wallenberg Wood KTH cho biết, gỗ trong suốt là loại vật liệu tốt cho các tấm năng lượng mặt trời, bởi vì loại vật liệu này có sẵn trong tự nhiên, do đó nguồn tài nguyên tái tạo chi phí thấp.

Để tạo ra loại gỗ trong suốt này, các nhà nghiên cứu loại bỏ lignin, một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với xenlulo từ các mẫu gỗ balsa thương mại. Được biết, Lignin là cấu trúc polyme thực vật có khả năng ngăn chặn 80-95% ánh sáng đi qua.

Thậm chí, ngay cả gỗ không trong suốt tự nhiên vẫn có thể tạo ra loại vật liệu này thông qua tác động trên phạm vi nano. Hiện, các nhà nghiên cứu đang tìm ra hướng tạo ra loại vật liệu có độ trong suốt hơn và mở rộng quy mô sản xuất vật liệu này.

Lượng thép tiêu thụ giảm hẳn sau khi giảm đầu cơ

Lượng thép tiêu thụ giảm hẳn sau khi giảm đầu cơ Tiêu thụ thép đã ổn định trở lại sau khi giảm yếu tố đầu cơ. Ảnh: enternews.vn

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết như trên. "Mức tiêu thụ này mới là sát với nhu cầu thực, chứ lượng thép tiêu thụ lên tới trên 1 triệu tấn như tháng trước có sự tham gia của yếu tố đầu cơ rất rõ”, ông Sưa nhấn mạnh.

Ông Sưa cũng cho rằng, với năng lực sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp thép trong nước, khoảng 650.000 tấn như trong tháng 4/2016 vừa qua, thị trường nội địa sẽ được đảm bảo nguồn cung ứng thép ổn định.

Mặt khác, thời gian này đang là mùa khô, khả năng thép tiêu thụ dự báo vẫn ở mức cao (bình quân trên 650.000 tấn/tháng) và vẫn được duy trì ít nhất trong vòng 2 tháng tới trước khi bắt đầu mùa mưa ở khu vực phía Nam.

VSA cũng ghi nhận mặt bằng giá mới hiện đã được các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh tại đầu nguồn bắt đầu từ đầu tháng 4/2016, với mức tăng trung bình từ 400.000-500.000 đồng/tấn (tùy doanh nghiệp). Điều này theo VSA là hoàn toàn phù hợp với mức giá nguyên liệu đầu vào đã tăng từ sau Tết nguyên đán đến nay.

Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3 tăng mạnh

Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3 tăng mạnh
Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3/2016 đạt 6,27 triệu tấn

Cụ thể, ước sản phẩm xi măng tiêu thụ tháng 3/2016 đạt 6,27 triệu tấn, bằng 207,6% so với tháng 2/2016 và tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ước đạt 15,71 triệu tấn, tức bằng 109,8% so cùng kỳ năm ngoái và đạt 20,67% kế hoạch của cả năm 2016.

Đồng thời, sản lượng xuất khẩu xi măng trong tháng 3 cũng tăng mạnh, ước đạt 1,35 triệu tấn, tức tăng tới 88% so với tháng liền kề trước đó và bằng 115% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sản lượng xuất khẩu sản phẩm xi măng trong 3 tháng đầu năm đạt 3,50 triệu tấn và bằng 102% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng đánh giá, sở dĩ sản lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh trở lại là do sau thời gian dài nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều dự án đã tiếp tục được khởi công xây dựng cùng với đà phục hồi tích cực của thị trường địa ốc. Nếu sản lượng tiêu thụ vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định thì mục tiêu kế hoạch tiêu thụ 75-77 triệu tấn xi măng trong năm 2016 sẽ có thể hoàn thành vượt mức.