This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thép cuộn lại tăng giá

Thép cuộn lại tăng giá
Giá thép tăng mạnh ngay sau khi quyết định áp thuế tự vệ tạm thời có hiệu lực. Ảnh: thanhbinhhtc

Cụ thể, giá thép cuộn hiện tại dao động từ 12,8-13,2 triệu đồng/tấn, còn giá thép cây từ 11,9-12,35 triệu đồng/tấn (tùy loại).

Các cửa hàng kinh doanh sắt thép cho rằng, hiện tại thương hiệu Vina Kyoei đang có giá thép cao nhất trên thị trường, tiếp theo sau là Pomina. Trong khi đó, với giá bán thấp hơn nhưng thép Miền Nam luôn được các điểm bán thông báo `hàng chưa về nên chưa biết có hay không`.

Theo tìm hiểu của PV báo Tuổi Trẻ online, hiện giá thép giao tại nhà máy (chưa VAT) của một số doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên thị trường ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam đang dao động ở mức 9,4-9,65 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, và 9,4-9,75 triệu đồng/tấn đối với thép cây, tăng từ 700.000 - 800.000 đồng/tấn so với thời điểm trước ngày 7/3 - khi Bộ Công thương ra quyết định áp thuế tự vệ đối với thép.

Cùng ngày, trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Đỗ Duy Thái, chủ tịch HĐQT Công ty CP thép Việt (Pomina), vài ngày tới có thể sẽ có đợt điều chỉnh giá giao tại nhà máy, `tầm ở mức 9,7 triệu đồng/tấn (chưa VAT)`.

Như vậy nếu so với giá 8,97 triệu đồng/tấn (chưa VAT), mức giá mà Pomina dự kiến tăng thêm sẽ rơi vào khoảng 750.000 đồng/tấn. Trước đó, vào ngày 9/3, Pomina cũng từng có một đợt tăng giá 250.000 đồng/tấn thép.

Sau Tết Nguyên đán, giá phôi thép đã tăng 70%

Sau Tết Nguyên đán, giá phôi thép đã tăng 70% Giá phôi thép tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán. Ảnh: dantri.com.vn

Mức tăng cụ thể là từ 250 USD lên 420 USD, nguyên liệu quặng sắt cũng tăng giá mạnh từ mức 42 USD/tấn lên mức 55 USD/tấn...

Kênh SBB đưa ra nhận định: "Mức giá hiện tại như vậy là quá cao và có thể sẽ có đợt điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, chưa thể biết chắc khi nào mới có sự điều chỉnh đó". 

Theo SBB, sở dĩ giá nguyên vật liệu thế giới tăng mạnh phần lớn là do tác động từ thị trường Trung Quốc và sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Sau khi nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng trong một thời gian dài và chỉ duy trì công suất ở mức thấp hoặc phải dừng sản xuất khiến cho thị trường tạm thời bị thiếu hụt nguồn cung cục bộ trong khi nhu cầu thị trường đang tăng trở lại do tính mùa vụ. 

Còn phía Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, kể từ sau Tết nguyên đán, giá nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới đột ngột tăng mạnh khiến cho giá trong nước cũng tăng tương ứng. Cụ thể, đầu năm 2016, giá thép xây dựng ở khu vực phía Bắc đã lên mức khoảng 6,9-7,2 triệu đồng/tấn, còn phía Nam giá thép cũng từ 6,9-7,1 triệu đồng/tấn. Đến cuối tháng 3 vừa qua, giá thép được chào ở mức 8,1-8,3 triệu đồng/tấn.

Trao đổi với báo điện tử VnExpress, đại diện một số đơn vị ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát, Thép Pomina... đều tỏ rõ sự lo ngại về việc giá nguyên liệu thép tăng mạnh sẽ tạo ra không ít áp lực cho các doanh nghiệp về sản xuất và giá thành.

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng

Trên thị trường hiện nay, trần thạch cao được phân ra làm 2 loại khác nhau là trần chìm và trần nổi, mỗi loại đều có những ưu điểm nổi bật riêng.

Thạch cao trần nổi

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng
Trần nổi có ưu điểm nổi bật nhất đó là tính thẩm mỹ cao

Đối với thạch cao trần nổi, thanh chính là thanh chịu lực treo ở trên trần nhờ có cụm ty hoặc là tăng đơ, còn thanh phụ thì có sự liên kết với thanh chính, tiếp xúc trực tiếp với tấm trần. Riêng thanh viền được liên kết ở giữa tường hay là nhờ vách của thanh chính và phụ. Toàn bộ tấm trần sẽ được kết nối với nhau bởi thanh chính, phụ và viền tường, phủ hết toàn bộ khung xương để tạo thành một bề mặt trần đầy vững chắc.

Bên cạnh tấm trần thạch cao thì còn có một vài phụ kiện khác đi kèm nhằm mục đích kết nối thanh với tấm trần. Trần nổi có ưu điểm nổi bật nhất đó là tính thẩm mỹ, nhất là mỗi khi có hư hỏng và cần sửa chữa thì bạn cũng dễ dàng tháo rời nó ra hay là thay thế một tấm mới vào khi bị hư hỏng.

Thạch cao trần chìm

Ưu nhược điểm của 2 loại trần thạch cao thông dụng 1
Với trần thạch cao nổi, chủ nhà có thể dễ dàng kết hợp cùng với các loại đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong,...

Mục đích của việc đóng trần thạch cao chìm là che chở cho công trình, tăng cường khả năng cách nhiệt, cách âm, hạn chế được những khuyết điểm trong quá trình xây dựng và trang trí nội thất. Hệ thống khung của loại trần này được bao phủ bằng tấm thạch cao ở bên ngoài sau khi hoàn tất các công đoạn thi công công trình.

Tương tự trần nổi, trần thạch cao chìm sở hữu các ưu điểm nổi trội như bề mặt phẳng, tính thẩm mỹ cao, có thể tạo nên nhiều kiểu hoa văn. Khi dùng xi măng để tạo đường chỉ trang trí nó sẽ giúp cho trần trở nên bền đẹp hơn, nhưng khuyết điểm của nó chính là giá thành hơi cao.

Với loại trần này, chủ nhà có thể dễ dàng kết hợp cùng với các loại đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong, thậm chí có thể thiết kế thêm nhiều hình dạng để phù hợp với mọi không gian khác nhau, nhưng nếu như bị ố màu hay hư hỏng thì bạn không thể nào sửa chữa từng tấm được mà phải gỡ nguyên cả trần nhà ra, gây bất tiện và mất thời gian.

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy, mỗi loại trần thạch cao đều đem lại lợi ích cũng như mang một số nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và sở thích riêng của mình mà bạn sẽ suy xét để chọn được loại phù hợp nhất.

Nhà thầu "méo mặt" vì giá thép tăng cao

Nhà thầu "méo mặt"

Hiện Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1) đang là tổng thầu của khá nhiều dự án từ cầu đường, khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khu đô thị, bệnh viện,… Hai tuần qua, giá thép tăng đột biến và đột ngột khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Theo ông Lê Đình Khánh Quốc, Trưởng phòng Tư vấn Quản lý dự án CC1, chỉ trong thời gian ngắn giá thép đã tăng từ 15 – 20%, trong khi tỷ trọng thép trong công trình lại chiếm phần lớn. Nhà máy thép sản xuất không đủ để cung cấp, do đó công trình phải ngưng trệ do không có thép để làm.

Ông Quốc lo lắng cho biết, nguy cơ bị phạt tiến độ đối với công ty là rất lớn, đồng thời các dự án đang thực hiện, đàm phán lại chủ đầu tư thì không được. Tuy doanh nghiệp có lường trước trong dự toán dự phòng rủi ro khoảng 0,5 – 1% cho nhân công, vật tư,… song để cạnh tranh và muốn thắng thầu thì chúng tôi buộc phải chào sát giá. Trước tình hình giá thép vẫn tăng với tốc độ như hiện nay thì doanh nghiệp cầm chắc thua lỗ. Còn các dự án đang dự thầu thì phải điều chỉnh lại giá và nếu cứ “lình xình” có nguy cơ bị thu lại bảo lãnh dự thầu.

Nhà thầu "méo mặt" vì giá thép tăng cao
Vật liệu thép chiếm gần 20% công trình xây dựng

Ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Xây dựng Lê Thành cho biết, thép tăng trong giai đoạn ngắn hạn thì nhà thầu là người lãnh chịu hậu quả lớn nhất vì hầu hết các dự án đang xây dựng giai đoạn này đều giao hết cho nhà thầu nên đơn giá BĐS chưa có gì biến động. Tuy nhiên, nếu thép vẫn tăng sau 2 tháng nữa thì chủ đầu tư phải chia sẻ rủi ro đó với nhà thầu. Điều đó đồng nghĩa chủ đầu tư các dự án sẽ phải tính toán lại giá BĐS nên chắc chắn có sự thay đổi.

Đại diện một đơn vị xây dựng chia sẻ, đối với nhà ở xây dựng riêng lẻ, thép chiếm khoảng 20% tổng giá trị phần thô, vì vậy giá thép tăng cũng làm ảnh hưởng đến thị phần này.

Ai là người được hưởng lợi?

Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Pomina lý giải, giá thép tăng đột biến như vậy cũng thật khó hiểu. Bởi nguyên liệu đầu vào nếu có tăng thì cũng tăng nhẹ nên không bao giờ đột biến như vậy.

Theo ông Thái, việc tăng giá thép là hệ quả của việc tăng thuế và bản thân Pomina đã kiến nghị lên Chính phủ là doanh nghiệp chúng tôi đủ năng lực để cạnh tranh với Trung Quốc.

Ông Thái cũng cho biết, hiện thị trường rất nhạy bén, sau quyết định của Bộ Công thương họ đã dự báo được giá thép sẽ tăng trong thời gian tới nên đổ xô đi mua. Năng lực sản xuất của Pomina khoảng 80 ngàn tấn/tháng thì trong tháng đã đăng ký mua đến 120 ngàn tấn.

Trước tình trạng đó, Pomina đã quyết định tăng thêm 250 ngàn đồng/tấn, tuy nhiên thời điểm này chủ yếu là trả hàng theo đơn và không nhận thêm đơn hàng mới. Đến hết tháng 3 và cả nửa đầu tháng 4/2016, doanh nghiệp này cũng chỉ đủ lượng thép để trả đơn hàng.

Bên cạnh đó, ông Thái cũng không biết liệu có việc doanh nghiệp và các đại lý cấu kết để trục lợi đẩy giá thép lên hay không. Tuy nhiên ông Thái khẳng định không có chuyện nhà máy cấu kết với đại lý.

Các đơn vị xây dựng cho hay, đến hôm nay các đại lý đã đưa báo giá xuống các công ty xây dựng với giá đã bình ổn ở mức tăng 20%.

Phát triển vật liệu gỗ trong suốt thay thế thủy tinh

Phát triển vật liệu gỗ trong suốt thay thế thủy tinh
Vật liệu gỗ trong suốt có thể ứng dụng lắp đặt cửa sổ năng lượng mặt trời

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH, Stockholm đã phát triển vật liệu gỗ trong suốt có thể sử dụng trong các công trình xây dựng trên quy mô lớn, có khả năng giúp tiết kiệm chi phí chiếu sáng nhân tạo. Vật liệu gỗ trong suốt này có thể ứng dụng lắp đặt cửa sổ năng lượng mặt trời.

Giáo sư Lars Berglund, thuộc Trung tâm Khoa học Wallenberg Wood KTH cho biết, gỗ trong suốt là loại vật liệu tốt cho các tấm năng lượng mặt trời, bởi vì loại vật liệu này có sẵn trong tự nhiên, do đó nguồn tài nguyên tái tạo chi phí thấp.

Để tạo ra loại gỗ trong suốt này, các nhà nghiên cứu loại bỏ lignin, một chất cao phân tử có cấu trúc vô định hình khác với xenlulo từ các mẫu gỗ balsa thương mại. Được biết, Lignin là cấu trúc polyme thực vật có khả năng ngăn chặn 80-95% ánh sáng đi qua.

Thậm chí, ngay cả gỗ không trong suốt tự nhiên vẫn có thể tạo ra loại vật liệu này thông qua tác động trên phạm vi nano. Hiện, các nhà nghiên cứu đang tìm ra hướng tạo ra loại vật liệu có độ trong suốt hơn và mở rộng quy mô sản xuất vật liệu này.

Lượng thép tiêu thụ giảm hẳn sau khi giảm đầu cơ

Lượng thép tiêu thụ giảm hẳn sau khi giảm đầu cơ Tiêu thụ thép đã ổn định trở lại sau khi giảm yếu tố đầu cơ. Ảnh: enternews.vn

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Sưa, phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết như trên. "Mức tiêu thụ này mới là sát với nhu cầu thực, chứ lượng thép tiêu thụ lên tới trên 1 triệu tấn như tháng trước có sự tham gia của yếu tố đầu cơ rất rõ”, ông Sưa nhấn mạnh.

Ông Sưa cũng cho rằng, với năng lực sản xuất hiện nay của các doanh nghiệp thép trong nước, khoảng 650.000 tấn như trong tháng 4/2016 vừa qua, thị trường nội địa sẽ được đảm bảo nguồn cung ứng thép ổn định.

Mặt khác, thời gian này đang là mùa khô, khả năng thép tiêu thụ dự báo vẫn ở mức cao (bình quân trên 650.000 tấn/tháng) và vẫn được duy trì ít nhất trong vòng 2 tháng tới trước khi bắt đầu mùa mưa ở khu vực phía Nam.

VSA cũng ghi nhận mặt bằng giá mới hiện đã được các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh tại đầu nguồn bắt đầu từ đầu tháng 4/2016, với mức tăng trung bình từ 400.000-500.000 đồng/tấn (tùy doanh nghiệp). Điều này theo VSA là hoàn toàn phù hợp với mức giá nguyên liệu đầu vào đã tăng từ sau Tết nguyên đán đến nay.

Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3 tăng mạnh

Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3 tăng mạnh
Sản lượng tiêu thụ xi măng trong tháng 3/2016 đạt 6,27 triệu tấn

Cụ thể, ước sản phẩm xi măng tiêu thụ tháng 3/2016 đạt 6,27 triệu tấn, bằng 207,6% so với tháng 2/2016 và tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng ước đạt 15,71 triệu tấn, tức bằng 109,8% so cùng kỳ năm ngoái và đạt 20,67% kế hoạch của cả năm 2016.

Đồng thời, sản lượng xuất khẩu xi măng trong tháng 3 cũng tăng mạnh, ước đạt 1,35 triệu tấn, tức tăng tới 88% so với tháng liền kề trước đó và bằng 115% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, sản lượng xuất khẩu sản phẩm xi măng trong 3 tháng đầu năm đạt 3,50 triệu tấn và bằng 102% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng đánh giá, sở dĩ sản lượng tiêu thụ xi măng tăng mạnh trở lại là do sau thời gian dài nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều dự án đã tiếp tục được khởi công xây dựng cùng với đà phục hồi tích cực của thị trường địa ốc. Nếu sản lượng tiêu thụ vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định thì mục tiêu kế hoạch tiêu thụ 75-77 triệu tấn xi măng trong năm 2016 sẽ có thể hoàn thành vượt mức.

M&A vật liệu xây dựng: Doanh nghiệp trong nước cũng rất bạo chi

Đầu năm 2013, thị trường vật liệu xây dựng trong nước xôn xao về thương vụ Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan chi 5.000 tỷ đồng để mua lại 85% cổ phần của Prime - nhà sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam. Được biết, Prime có năng lực sản xuất 75 triệu m2 gạch gốm mỗi năm với 6 nhà máy, chiếm 20% thị phần tại Việt Nam.

Thương vụ này được cho là có lợi cho cả 2 bên. Mức giá 5.000 tỷ đồng cho 85% cổ phần được xem là được giá đối với các ông chủ cũ của Prime, vì thị trường gạch ốp lát trầm lắng từ 2012 và kéo dài tới tận năm 2014. Trong khi đó, việc mua lại nhà sản xuất gạch lớn nhất Việt Nam, cùng với việc thâu tóm nhà máy gạch gốm của Keramika Indonesia Associasi (Indonesia) vào năm 2011 và tăng cổ phần trong Mariwasa-Siam Ceramics (Philippines) vào năm 2012, đã giúp SCG đạt được mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn tại Đông Nam Á.

SCG sau khi mua lại Prime cũng xem xét đến khả năng mua lại các nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam, song xem ra SCG chưa đủ mạnh để tham gia M&A trong ngành xi măng Việt Nam, cho dù tập đoàn này cũng là một thương hiệu xi măng đình đám tại Thái Lan.

M&A vật liệu xây dựng: Doanh nghiệp nội cũng rất bạo chi
Các thương vụ M&A đưa lại cho các nhà máy xi măng diện mạo mới, tích cực hơn

Năm 2013, thương vụ M&A xi măng đình đám đầu tiên đã thuộc về Tập đoàn Semen Gresik (Indeonesia) khi mua lại 70% cổ phần Xi măng Thăng Long của Geleximco với giá 230 triệu USD. Sau khi về với chủ mới, bên cạnh việc cải thiện tài chính (tại thời điểm bán lại, Xi măng Thăng Long lỗ 127 tỷ đồng), thì xi măng Thăng Long cũng có được thị trường cho sản phẩm của mình.

Đây cũng được xem là thương vụ mà cả 2 bên đều hài lòng. Với Semen Gresik, phía xi măng Thăng Long không lỗ lớn như Hạ Long (lỗ 1.250 tỷ đồng), Cẩm Phả (lỗ 1.200 tỷ đồng), trong khi công nghệ của nhà máy này được thiết kế bởi Polysius (CHLB Đức), là một trong ba hãng có công nghệ xi măng hiện đại nhất thế giới.

Sau hơn 1 năm mua lại Xi măng Thăng Long, Semen Gresik đã tiết lộ kế hoạch khởi công 2 dây chuyền, nâng tổng công suất thiết kế từ 2,3 triệu tấn/năm lên 6,3 triệu tấn/năm. Nhưng nhiều khả năng kế hoạch này sẽ khó thực hiện khi tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị tạm dừng quy mô mở rộng với 2 nhà máy xi măng là Hạ Long và Thăng Long...

Cũng trong năm 2013, ngành vật liệu xây dựng tiếp tục chứng kiến thêm thương vụ M&A đình đám trong ngành xi măng khi xi măng Cẩm Phả được Viettel “ôm trọn”. Về với Viettel, xi măng Cẩm Phả được cơ cấu lại tại tài chính và có bước đi đúng hướng, tăng sản lượng tiêu thụ trong nước từ mức 1,19 triệu tấn năm 2012 lên 1,8 triệu tấn trong năm 2015. Ngoài ra, Công ty còn cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới như: xi măng bền Sunfat, xi măng chịu mặn, xi măng PC50 theo tiêu chuẩn 52N của châu u...

Tương tự, The Vissai, một đại gia trong nước cũng nổi tiếng với việc bạo chi trong việc thâu tóm các nhà máy xi măng. Cuối năm 2014, dư luận bất ngờ khi tập đoàn này công bố mua lại Dự án Xi măng Đô Lương. Về tay The Vissai, dự án đã được “lột xác” hoàn toàn khi được chủ mới nâng công suất thiết kế từ 910.000 tấn/năm lên 7,2 triệu tấn/năm hiện nay. Đặc biệt, dây chuyền 1 công suất 4 triệu tấn/năm đang được đẩy nhanh thi công để có sản phẩm ra lò vào cuối năm 2016. The Vissai hiện cũng đã có được nhà tài trợ tài chính để thực hiện giai đoạn 2 của dự án này. Bên cạnh đó, The Vissai cũng đầu tư thêm dự án cảng tại Nghi Thiết (Nghi Lộc - Nghệ An) để có khả năng đón tàu tải trọng 55.000 tấn và mở đường cho việc xuất khẩu xi măng.

Cuộc chơi M&A trong ngành xi măng tiếp tục sôi động khi mới đây có thông tin mọi thủ tục liên quan đến việc chuyển giao Xi măng Sông Thao và Hạ Long về với VICEM sẽ hoàn tất trong tháng 4/2016.

Tại thị trường phía Nam, mặc dù không đình đám với các thương vụ M&A khủng, song thị trường vẫn xuất hiện các thương vụ M&A trong ngành xi măng. Chẳng hạn, năm 2006, Xi măng FICO đã mua lại Nhà máy Xi măng Phương Nam; năm 2010, FICO tiếp tục mua 71% của Xi măng DIC - Bình Dương và đổi tên thành Xi măng FICO Bình Dương.

Không chỉ các nhà sản xuất trong nước, vào năm 2015, Lafarge và Holcim tại Việt Nam cũng về chung một nhà khi 2 tập đoàn mẹ sáp nhập và đổi thành LafargeHolcim.

Từ những diễn biến trên cho thấy, ưu thế M&A trong ngành vật liệu xây dựng, nhất là xi măng chưa hẳn đã thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Thị trường thép và quặng sắt giao sau của Trung Quốc đang suy yếu

Các quỹ đầu cơ đổ xô vào hàng hóa giao sau trong tháng trước khi nền kinh tế chạm đáy. Khi khối lượng hàng hóa và giá tăng vọt, xuất hiện mối lo ngại về bong bóng mới xuất hiện.

Ba trao đổi hàng hóa của Trung Quốc thể hiện các biện pháp tích cực, trong đó có việc giới hạn khối lượng và chi phí giao dịch, nâng cao lợi nhuận kinh doanh, để hạn chế đầu cơ và cắt giảm khối lượng giao dịch hàng hóa giao sau.

Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên cho biết, các biện pháp giám sát thị trường làm tăng chi phí giao dịch, hạn chế rủi ro từ việc đầu cơ sẽ được tăng cường.

Thị trường thép và quặng sắt giao sau của Trung Quốc đang suy yếu
Mặt hàng thép và quặng sắt giao sau của Trung Quốc giảm 6%

Theo ghi nhận, giao dịch với số lượng lớn trên Sàn giao dịch Thượng Hải là mặt hàng cốt thép với mức giá giảm 6% từ 334.41 USD/tấn, đây là mức thấp nhất kể từ ngày 7/4.

Dữ liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc ban hành vào ngày chủ nhật 8/5 cho thấy, số lượng quặng sắt nhập khẩu giảm 2,2% từ tháng 3 còn 83,92 triệu tấn, còn quặng đồng giảm 8% xuống còn 1,26 triệu tấn.

Cuối tuần vừa qua, giá giao dịch phôi thép – sản phẩm thép bán thành phẩm giảm 130 nhân dân tệ xuống còn 2.130 nhân dân tệ/tấn.

Trong khi sản lượng tiếp tục tăng, nhu cầu thép giảm theo mùa từ tháng 6 tới tháng 8, được coi như bước ngoặt của sự phục hồi kinh tế. Trong tương lai, nguyên liệu thô để sản xuất thép khác cũng giảm, Niken giảm 2,7% còn 69.520 nhân dân tệ/tấn; than cốc dùng trong luyện kim giảm 6,3% còn 936 nhân dân tệ/tấn.

Thép giá rẻ Trung Quốc tàn phá các đối thủ nước ngoài ra sao?

Theo Tata, điều kiện thị trường tại Anh và châu u đã xuống cấp đáng kể trong vài tháng gần đây, nguyên nhân do nguồn cung thép dư thừa, chi phí sản xuất cao và xuất khẩu từ nước thứ 3 tăng đáng kể. Tình trạng  này là dấu hiệu mới nhất cho thấy thép giá rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá các đối thủ nước ngoài ra sao.

Hiện nay, ngành thép toàn cầu đang cảm nhận được ảnh hưởng từ sự tụt dốc của kinh tế Trung Quốc. Quốc gia này đang sản xuất một nửa số thép trên thế giới, nhiều hơn cả  Liên minh châu u (EU), Mỹ, Nga và Nhật Bản cộng lại.

Tuy nhiên, khi nền kinh tế khổng lồ này dần chậm lại thì nhu cầu cũng giảm sút. Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép tại đây sẽ giảm khoảng 5,5% trong năm 2016. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ dư thừa hàng chục triệu tấn thép. Đồng nghĩa với việc họ sẽ tích cực xuất khẩu và nhấn chìm các thị trường khác bằng mức giá không thể rẻ hơn.

Thép giá rẻ Trung Quốc tàn phá các đối thủ nước ngoài ra sao?
Trung Quốc hiện sản xuất một nửa số thép trên thế giới. Ảnh: Reuters

Bắc Kinh hiện đang bị cáo buộc bán phá giá tại nhiều thị trường, buộc các đối thủ đóng cửa nhà máy và khiến hàng nghìn người mất việc. Giới chức châu u cho hay, khoảng 40.000 việc làm ngành thép tại khu vực này đã bị cắt giảm vài năm qua.

Hồi tháng 10/2015, một hãng thép ở đông bắc nước Anh cho hay không có lựa chọn nào khác ngoài việc dừng các lò luyện thép, làm cho 1.700 nhân viên thất nghiệp. Cũng trong tháng đó, Caparo Industries - một hãng thép khác nước này cũng nộp đơn xin phá sản, làm cho 1.700 nhân công khác đối mặt với rủi ro mất việc.

Năm 2015, đại gia thép ArcelorMittal phải đóng cửa 2 nhà máy ở Nam Phi với hàng trăm nhân công. Đồng thời, họ còn đang cân nhắc ngừng hoạt động nhiều cơ sở khác nữa. Khi nhà máy ở Georgetown, (South Carolina, Mỹ) đóng cửa, hãng này đưa ra giải thích do nguồn cung thép nhập khẩu tăng vọt.

Tháng 1/2016, Liên minh châu u (EU) thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu lên tới 13% cho thép Trung Quốc. Song, nhiều hãng sản xuất cho rằng thuế này quá muộn và cũng chẳng ăn thua so với các biện pháp Mỹ đang áp dụng.

Được biết trước đó, Tata đã đề nghị Ủy ban châu u (EC) tăng tốc giải quyết hàng nhập khẩu cạnh tranh không công bằng và tăng uy lực các biện pháp đối phó. Hãng này đã sa thải 1.050 nhân công tại Anh vào hồi tháng 1.

Nhiều nhà xuất khẩu thép không gỉ châu Á điều tra lại Ấn Độ

Nhiều nhà xuất khẩu thép không gỉ châu Á điều tra lại Ấn Độ
Các nhà xuất khẩu thép không gỉ châu Á đang điều tra để xác định liệu Ấn Độ có đang coi thường những quy định của Tổ chức thương mại thế giới hay không

Cụ thể, Hiệp hội Thép Hàn Quốc và Nhật Bản đang xem xét việc phản hồi trước nỗ lực mới đây nhất của New Delhi nhằm hạn chế việc nhập khẩu CRC bởi các sản phẩm CRC nhập khẩu từ 2 nước này nằm trong số các mặt hàng thép mà Tổng Vụ Chống bán phá giá và Trợ giá Ấn Độ (DGAD) bắt đầu điều tra hôm 19/4 về vi phạm bình đẳng thương mại.   Theo phía DGAD, cơ quan này đang nhắm tới CRC loại hợp kim và không chứa hợp kim với tất cả độ dày và rộng, mạ hoặc tráng, không phủ, có mã HS 7209, 7225, 7211 và 7226, xuất xứ hay được xuất khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ukraine và Hàn Quốc. Cuộc điều tra cho CRC nhập khẩu này nhằm phản hồi lại đơn khiếu nại của Steel Authority of India Ltd, Essar Steel, JSW Steel và JSW Steel Coated Products yêu cầu áp thuế hồi tố.   Được biết, thời gian của cuộc điều tra kéo dài từ tháng 7-12/2015. Cuộc điều tra này không bao gồm CRC loại không gỉ, thép mạ điện và thép hợp kim tốc độ cao, sau khi mở cuộc điều tra cho HRC hôm 11/4.   Song, các nhà kinh doanh Trung Quốc lại thờ ơ trước thông tin này bởi họ cho biết phía Trung Quốc đã ngưng xuất khẩu tới Ấn Độ kể từ khi có chính sách giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) ở mức 560 USD/tấn được áp dụng cho CRC hồi tháng 2.

Cửa sổ sợi thủy tinh thân thiện với môi trường

Cửa sổ sợi thủy tinh thân thiện với môi trường
Cửa sổ sợi thủy tinh có độ cứng gấp 8 lần so với vinyl và gấp 3,5 lần so với nhôm

So với các vật liệu như gỗ, nhựa vinyl và các vật liệu tổng hợp phủ ngoài cửa sổ có độ phát xạ thấp thì sợi thủy tinh mang lại hiệu quả tốt hơn, có tác dụng giúp kiểm soát lượng không khí ấm hoặc mát từ bên trong nhà thoát ra bên ngoài. Cửa sổ sợi thủy tinh chứa từ 60-85% cát silica, đây là nguyên liệu lấy từ nguồn tài nguyên được coi là phong phú nhất trên thế giới.

Cho cát silica vào khung thủy tinh ở nhiệt độ nóng chảy và được quay thành các sợi thủy tinh, còn lượng vật liệu dư thừa được tái chế cho các mục đích thiết thực khác. Không chỉ có khả năng tái chế 100%, cửa sổ sợi thủy tinh còn có thể tiết kiệm tới 39% lượng năng lượng tiêu thụ so với cửa sổ bằng vật liệu vinyl.

Cửa sổ sợi thủy tinh có thể khắc phục được những hạn chế của vật liệu vinyl và gỗ. Loại cửa này không bị tác động bởi nhiệt độ cao, không bị sứt mẻ, không bị co hay nứt và không có điểm rò rỉ không khí thoát ra ngoài. Trong khi cửa sổ vinyl và cửa sổ gỗ có thể bị tác động do nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Được biết, cửa sổ sợi thủy tinh có độ cứng gấp 8 lần so với vinyl và gấp 3,5 lần so với nhôm. Đồng thời, tuổi thọ của cửa sổ sợi thủy tinh thường dài hơn vinyl 5 lần.

Báo cáo của Energy Star cho thấy, khung sợi thủy tinh rất cứng, bền, ít phải bảo trì và có tính chất cách nhiệt tốt. Những khung sợi thủy tinh có thể rỗng hoặc chứa đầy xốp cách nhiệt. Hiệp hội Kiến trúc Mỹ (AAMA) xác nhận thêm rằng, cửa sổ sợi thủy tinh có hệ số giãn nở vì nhiệt thấp, tương thích với vật liệu kính.

Quyết định áp thuế tự vệ khiến lượng tiêu thụ thép tăng kỷ lục

Quyết định áp thuế tự vệ khiến lượng tiêu thụ thép tăng kỷ lục
Lượng tiêu thụ thép tăng kỷ lục khi Bộ Công thương quyết định áp thuế tự vệ

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) Nguyễn Văn Sưa cho hay, theo thống kê sơ bộ, ước đạt lượng thép tiêu thụ trong tháng 3 khoảng 763.000 tấn, đây là mức cao nhất trong lịch sử ngành thép, tăng 66% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015.

Ông Sưa cho biết thêm, ngoài chuyện bắt đầu bước vào mùa xây dựng thì tâm lý muốn gom hàng sau quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công thương (7/3) cũng là nguyên nhân đẩy lượng thép tiêu thụ tăng cao kỷ lục.

Theo VSA, mặc dù lượng thép tiêu thụ mạnh, song tính đến cuối tháng 3/2016, lượng thép tồn kho vẫn còn khoảng 325.000 tấn. Thị trường sẽ có thêm nguồn cung khoảng 1 triệu tấn thép từ một loạt dự án mới được đưa vào vận hành trong năm nay. Ông Sưa nhấn mạnh, điều này cho thấy các doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên các đại lý, vì vậy nhà phân phối không việc gì phải lo ôm hàng tích trữ thép.

Những mã thép nhập khẩu không bị áp thuế tự vệ

Những mã thép nhập khẩu không bị áp thuế tự vệ
Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu. Ảnh minh họa

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, những mặt hàng phôi thép hợp kim và không hợp kim, những sản phẩm thép dài hợp kim và không hợp kim gồm: Thép thanh và thép cuộn được làm từ phôi thép NK vào Việt Nam, có mã HS là 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7227.90.00; 7214.20.31; 7214.20.41; 9811.00.00; 7228.30.10; theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư 103/2015/TT-BTC đều bị áp thuế tự vệ tạm thời.

Còn các sản phẩm có mã phân loại của hàng hóa (HS) là 9811.00.00 chỉ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng dẫn chiếu đến 3 mã số HS gốc là 7224.90.00; 7227.90.00 và 7228.30.10, không áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với các sản phẩm có mã HS 9811.00.00 được dẫn chiếu đến các mã HS gốc còn lại.

Những sản phẩm thép dài và phôi thép có đặc điểm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời: Những phôi thép bằng thép hợp kim không phải là thép không gỉ, có chiều rộng lớn hơn 2 lần chiều dày, không có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có kích thước trung bình chiều rộng và chiều dày<100mm hoặc>180mm.

Những phôi thép bằng thép hợp kim không phải là thép không gỉ chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm thuộc phạm vi sau: Si>0,60%; C> 0,37%; Ni> 0,60%; Cr>0,60%; Cu> 0,60%; thép chứa một trong các nguyên tố có hàm lượng phần trăm thuộc phạm vi sau: Si>0,60%; C> 0,37%; Cu> 0,60%; Cr>0,60%; thép tròn trơn, có đường kính danh nghĩa lớn hơn 14mm.

Vụ Vật liệu Xây dựng: Tiêu thụ xi măng trong nước tăng

Vụ Vật liệu Xây dựng: Tiêu thụ xi măng trong nước tăng
Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng mạnh so với quý I/2016 là do tình hình bất động sản cải thiện với nhiều công trình xây dựng được triển khai. Ảnh minh họa

Lượng xi măng tiêu thụ nội địa trong 4 tháng đầu năm là 18,85 triệu tấn trên tổng lượng tiêu thụ 24 triệu tấn. Mức tiêu thụ trong nước tiếp tục tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng tháng 4/2016, lượng xi măng và clinker tiêu thụ khoảng 7,57 triệu tấn, tức tăng gần 10% so với tháng trước đó.

Trong khi đó, xuất khẩu xi măng vẫn giữ ổn định, đạt khoảng 5,15 triệu tấn, tăng nhẹ 0,4 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2015. Riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu được 1,06 triệu tấn. Lượng tồn kho xi măng trong cả nước hiện vẫn ở mức hợp lý, tương đương khoảng 15 - 16 ngày sản xuất.

Theo đánh giá của Vụ Vật liệu xây dựng, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng mạnh so với quý I/2016 là do tình hình bất động sản cải thiện với nhiều công trình xây dựng được triển khai. Song, giá bán xi măng vẫn duy trì ở mức ổn định chứ không có biến động. Được biết, năm 2016 cả nước sẽ sản xuất từ 75 - 77 triệu tấn xi măng.

Thuế phôi thép nhập khẩu thu ở mức 9%

Thuế phôi thép nhập khẩu thu ở mức 9%
Thu thuế phôi thép nhập khẩu ở mức 9%. Ảnh minh họa

Cụ thể, đối với các lô hàng đã được thông quan trước khi có công văn 13734/TCHQ-TXNK ngày 12/11/2014 đã kê khai theo mã số 7207.19.00 và nộp thuế theo mức thuế NK là 5% thì thực hiện ấn định để thu đủ thuế theo mã số 7201.11.00, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 9%.

Với các lô hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan sau ngày có công văn trên của Tổng cục Hải quan, nếu hàng hóa nhập khẩu có kết quả phân tích phân loại thuộc mã số hồ sơ nào thì việc tính thuế nhập khẩu phải căn cứ theo mức thuế suất quy định cho mã số hồ sơ đó tại Biểu thuế nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

Còn trường hợp hàng hóa đúng là phôi thép hợp kim thì điều chỉnh mức thuế nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và thực hiện bù trừ số thuế đã nộp thừa theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.

Trong trường hợp các mặt hàng phôi thép hợp kim không đáp ứng đủ điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BTC-BKHCN thì hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Tiêu thụ thép tại Việt Nam lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Tiêu thụ thép tại Việt Nam lớn nhất khu vực Đông Nam Á
Lượng thép tiêu thụ tại Việt Nam lớn nhất Đông Nam Á

Sự gia tăng này chủ yếu là nhờ Việt Nam, quốc gia lần đầu tiên sử dụng sản phẩm thép nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. SEAISI ước tính, trong năm 2015, Việt Nam sử dụng 18 triệu tấn thép, tức tăng 26% so với năm 2014. Số lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu đều tăng khoảng 26-27%, tương đương với 7 triệu và gần 14 triệu tấn.

Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ thép tại Thái Lan giảm 3%, còn tại Indonesia nhu cầu đối với các sản phẩm thép cũng thấp hơn 3% so với một năm trước đó. Malaysia có nhu cầu sử dụng thép tăng 5%, đạt mức 11 triệu tấn, trong khi nhu cầu sử dụng thép tại Philippines tăng 15%, quốc gia này mở rộng đáng kể lượng thép cán trong nước. Tại Singapore, lượng thép sử dụng tăng 5%.

Chính phủ xem xét phương án bán Gang thép Thái Nguyên

Chính phủ xem xét phương án bán Gang thép Thái Nguyên
Dự án thép với trị giá hơn 8.000 tỷ đồng đã nằm dài `đắp chiếu` khoảng 4 năm nay

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về hướng xử lý đối với dự án Đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) sau khi có cuộc họp của Thường trực Chính phủ về vấn đề này. 

Theo đó, Bộ Công Thương là cơ quan được giao thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập để đánh giá toàn diện dự án cũng như đưa ra phương án xử lý theo 3 hướng. Cụ thể là: bán dự án; bán Công ty CP Gang thép Thái Nguyên hoặc tìm kiếm doanh nghiệp góp vốn đầu tư.

Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Công thương làm rõ khả năng đàm phán với đối tác Trung Quốc để có thể hoàn thiện nhà máy, việc vận hành cũng như ra sản phẩm. Phương án xử lý được yêu cầu phải đề xuất, báo cáo Chính phủ trước ngày 1/7/2016.

Sắp ra mắt gạch sinh học làm từ cát và vi khuẩn

Sắp ra mắt gạch sinh học làm từ cát và vi khuẩn
Gạch sinh học của BioMason được hình thành từ cát và vi khuẩn

Từ khi thành lập năm 2012, khu vực Bắc Carolina đã thúc đẩy việc sản xuất vật liệu xây dựng giảm phát thải carbon bằng cách sử dụng gạch hình thành từ cát và vi khuẩn thay cho gạch truyền thống. Các nhà phát triển xây dựng và các kiến trúc sư hiện đang tìm kiếm các vật liệu bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các tòa nhà xanh và thân thiện với môi trường.

Sắp ra mắt gạch sinh học làm từ cát và vi khuẩn 1
Sản phẩm này sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm tới

Kể từ năm 2013, Công ty BioMason tập trung hoàn thiện quy trình không phát thải và kỹ thuật sản xuất không chất thải. Doanh nghiệp này điều hành một phòng thí nghiệm tại Durham - nơi có khả năng sản xuất 1500 viên gạch từ cát và vi khuẩn mỗi tuần.

Sắp ra mắt gạch sinh học làm từ cát và vi khuẩn 2
Gạch làm từ cát và vi khuẩn giúp giảm một lượng khí thải khổng lồ

Trong khi gạch truyền thống làm từ cát và các chất gắn kết được nung trong 3-5 ngày và thải ra 800 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm thì gạch sinh học của BioMason chỉ mất 2-3 ngày để hình thành và hoàn toàn không có khí thải. BioMason cho biết, gạch sinh học thậm chí còn có thể hấp thụ chất ô nhiễm, đồng thời đóng vai trò là tác nhân tích cực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Gạch sinh học của BioMason có thể thay thế gạch truyền thống, giúp giảm lượng khí thải carbon dioxide khổng lồ của ngành công nghiệp xây dựng và chiếm khoảng 40% lượng khí thải toàn cầu.

Áp mức thuế chống bán phá giá mới với thép nhập khẩu bị điều tra

Áp mức thuế chống bán phá giá mới với thép nhập khẩu bị điều tra
Mức thuế chống bán phá giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 14/5/2016 đến ngày 6/10/2019. Ảnh minh họa

Cụ thể, kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội gồm các mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90. Đây là một số sản phẩm bị điều tra, những sản phẩm này nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan và Malaysia.

Theo quyết định, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các sản phẩm bị điều tra từi 4 quốc gia cụ thể như sau:

Áp mức thuế chống bán phá giá mới với thép nhập khẩu bị điều tra 1
 

Bộ Công thương cho biết, mức thuế chống bán phá giá mới sẽ được áp dụng từ ngày 14/5/2016 đến ngày 6/10/2019, có thể được thay đổi trong trường hợp rà soát và gia hạn theo quy định tại Pháp lệnh Chống bán phá giá.

Thép nội địa có xu hướng tiếp tục tăng giá

Thép nội địa có xu hướng tiếp tục tăng giá
Công nhân nhà máy kiểm tra chất lượng thép thành phẩm tại Nhà máy cán thép - Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN

Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, giá nguyên liệu sản xuất thép thế giới tăng liên tục kể từ những ngày đầu năm 2016. Theo đó, giá quặng sắt loại 62%Fe từ mức 40 USD/tấn đã tăng lên đến 65 USD/tấn và hiện đang ở mức 57 USD/tấn những ngày đầu tháng 5.

Đầu tháng 1/2016, giá thép phế khoảng 190 USD/tấn và có xu hướng liên tục tăng cao, hiện đang chào giá giao dịch ở mức 320 USD/tấn trong tuần đầu tiên của tháng 5.

Tại thị trường ASEAN, trong tháng 4/2016 giá phôi thép cũng tăng từ 260 USD/tấn lên 420-430 USD/tấn. Giá các loại nguyên liệu khác như cuộn cán nóng đang giao dịch ở mức 410-420 USD/tấn, trong khi đầu năm chỉ khoảng 280-300 USD/tấn.

Giá thép HRC tăng 100-120 USD/tấn. Giá thép dài được chào ở mức khoảng 430-450 USD/tấn. Còn giá thép CRC đầu tháng 5 ở mức khoảng 500 USD/tấn.

Ông Nguyễn Văn Sưa nhận định, sự tăng giá nguyên vật liệu thế giới khu vực châu Á phần lớn là do tác động từ thị trường Trung Quốc với một số yếu tố chính như các chính sách vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc đã tác động tích cực đến tâm lý thị trường.

Nhu cầu thực tế của Trung Quốc tăng, giá được điều tiết đúng theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung cục bộ và kế hoạch cắt giảm sản lượng trước mắt để giảm ô nhiễm không khí cũng tác động đến thị trường.

Tại Việt Nam, do tác động của giá nguyên liệu sản xuất thép trên thế giới tăng nhanh khiến các nhà sản xuất trong nước phải điều chỉnh giá bán tương ứng. Hơn nữa, quyết định áp thuế tự vệ thương mại tạm thời đối với sản phẩm phôi và thép dài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng có tác động đến thị trường.

Với xu hướng tăng giá chung của thị trường nguyên liệu và thép thành phẩm thế giới, thị trường giá trong nước thời gian qua cũng đã có sự điều chỉnh theo. Cụ thể, giá thép dài thị trường ở mức 10,3 triệu đồng/tấn, tăng nhẹ so với tháng 4/2016; giá phôi thép đã tăng từ 6,9 triệu đồng/tấn (hồi đầu năm) lên 9,3 triệu đồng/tấn.

Ông Sưa cho hay, với xu hướng này, giá thép trong nước thời gian tới được dự kiến sẽ có khả năng tiếp tục tăng, vào khoảng 11,4 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, trong tháng 4/2016, các doanh nghiệp thành viên đã tiêu thụ hơn 1,31 triệu tấn thép các loại, tức tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 20% so với tháng trước.

Trong tháng, các doanh nghiệp thành viên đã sản xuất hơn 1,48 triệu tấn thép các loại, tức tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu đạt gần 192.000 tấn, tăng gần 50% so với cùng kỳ.

Đây là mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của những năm gần đây. Mức tăng trưởng này đã thể hiện năng lực sản xuất của các nhà máy sản xuất phôi thép cũng như thép dài xây dựng trong nước cả về chất lượng và số lượng.

Điều kiện hưởng thuế 0% đối với mặt hàng thép cán nóng

Điều kiện hưởng thuế 0% đối với mặt hàng thép cán nóng
Thép cuộn cuốn không đều cán nóng. Ảnh minh họa

Cụ thể, mặt hàng thép không hợp kim, dạng cuộn cuốn không đều và dạng thanh, được cán nóng thuộc nhóm 9839, bao gồm các mã hàng 9839.10.00 và 9839.20.00 áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0% phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 do Bộ Khoa học & Công nghệ công bố.

Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thép không hợp kim, dạng cuộn cuốn không đều và dạng thanh, được cán nóng có các tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương như tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3507:2010 và JIS G4051:2009 thì thực hiện như sau:

Với các trường hợp doanh nghiệp chứng minh được các mặt hàng thép không hợp kim, dạng cuộn cuốn không đều và dạng thanh, được cán nóng nhập khẩu có các yêu cầu kỹ thuật không thấp hơn yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 quy định tại khoản 2.7 mục I Chương 98 thì khai báo tương ứng vào các mã hàng 9839.10.00 và 9839.20.00, sẽ được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Với các doanh nghiệp không chứng minh được các mặt hàng thép không hợp kim, dạng cuộn cuốn không đều và dạng thanh, được cán nóng nhập khẩu có các yêu cầu kỹ thuật không thấp hơn yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 quy định tại khoản 2.7 mục I Chương 98 thì khai báo tương ứng vào các mã hàng 7213.99.90, 7213.91.10 và áp dụng thuế NK ưu đãi 3% quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC.

Giá thép tại Ấn Độ giảm khoảng 30% trong 2 năm

Giá thép tại Ấn Độ giảm khoảng 30% trong 2 năm
 

Trong văn bản trả lời Thượng viện Ấn Độ, Bộ trưởng ngành thép Narendra Singh Tomar cho hay, giá thép trong nước vẫn trên đà giảm mạnh kể từ tháng 1/2014.

Cụ thể, giá thép thanh trong tháng 3/2016 đã giảm 27% so với mức giá của tháng 1/2014. Còn giá thép cuộn cán nóng và cán nguội đã giảm tương ứng 30% và 29% so với mức giá của tháng 1/2014.

Văn bản trên khẳng định giá thép ở Ấn Độ hiện nằm trong mức giá thấp nhất thế giới. Hiện tại, giá thép cuộn cán nóng trong cùng tháng ở Ấn Độ là 409 USD/tấn, ở Hàn Quốc là 456 USD/tấn; trong khi thép cuộn cán nguội là 461 USD/tấn, so với mức 519 USD/tấn ở Liên minh châu u và 480 USD/tấn ở Thổ Nhỹ Kỳ.

Thép lại sắp tăng giá?

Thép lại sắp tăng giá? Giá phôi thép nhập khẩu hiện đang dao động ở mức 400-420 USD/tấn, giá thép phế liệu là 295 USD/tấn

Tổng giám đốc một công ty thép tư nhân tại Tp.HCM cho biết, hiện giá thép giao tại nhà máy (đã bao gồm VAT) đang dao động ở mức 11,2-11,4 triệu đồng/tấn, “tuy nhiên sắp tới giá thép sẽ tăng lên mức 12,2-12,4 triệu đồng/tấn vì nhà máy sắp sử dụng nguồn nguyên liệu giá cao nhập khẩu vào cuối tháng 4”, vị này cho biết.

Trong khi đó Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đánh giá nhu cầu sử dụng thép vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trong vòng ít nhất 3 tháng nữa, trước khi mùa vụ xây dựng kết thúc vì thời tiết không còn thuận lợi. Chỉ tính riêng trong tháng 4 vừa qua, lượng thép tiêu thụ mà VSA ghi nhận được đã lên tới 700.000 tấn/tháng, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong khi đó, giá thép bán lẻ trên thị trường ghi nhận trong ngày 16/5 dao động từ 12,2-12,7 triệu đồng/tấn (tùy từng thương hiệu).

Nguyên nhân khiến giá thép bán lẻ luôn cao hơn giá giao tại nhà máy trung bình trên 1 triệu đồng/tấn là do các doanh nghiệp sản xuất đang phân phối thép dưới hình thức mua đứt bán đoạn, khiến cho việc kiểm soát giá bán cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Hàng triệu tấn thép được tiêu thụ sau quyết định áp thuế

Số liệu mới nhất mà VSA vừa công bố ngày 10/4 cho thấy, trong tháng 3 vừa qua, tổng lượng thép xây dựng mà các doanh nghiệp sản xuất thép đã tiêu thụ được lên đến 1,011 triệu tấn, tăng khoảng 55,2% so với cùng kỳ năm 2015 và bỏ rất xa tỉ lệ 763.000 tấn mà cơ quan này đã tạm tính vào thời điểm cuối tháng 3/2016.

Hàng triệu tấn thép được tiêu thụ sau quyết định áp thuế Lượng thép tiêu thụ tăng kỷ lục trong tháng 3/2016 sau khi có quyết định áp thuế. Ảnh: ndh

Về mức chênh lệch tiêu thụ tăng lên tới hơn 200.000 tấn so với số liệu mà VSA tạm tính ban đầu, đơn vị này giải thích `là do tác động tâm lý của các nhà đầu cơ tích trữ để đưa hàng ra cho các tháng sau bởi quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của bộ Công thương`. 

VSA cũng cho biết, trong tổng lượng thép nói trên, nếu trừ đi 50.000 tấn thép xây dựng dành cho xuất khẩu, thì đã có khoảng 962.000 tấn thép xây dựng đã được tiêu thụ tại thị trường nội địa. 

Như vậy, chỉ tính riêng trong quý I đầu năm nay, tổng lượng thép xây dựng được tiêu thụ tại thị trường trong nước đã lên tới 1,92 triệu tấn, tăng khoảng 56,2% so với cùng kỳ năm 2015.   

Trong đó, thị phần tiêu thụ thép lớn nhất hiện nay đang thuộc về Tổng công ty thép miền Nam - Công ty CP (VNSteel) với sản lượng bán ra đạt gần 500.000 tấn trong quý I vừa qua, tương ứng 24,65% thị phần toàn thị trường.

Xếp vị trí tiếp theo là Tập đoàn Hòa Phát với số lượng xấp xỉ 400.000 tấn (tương đương 19,54% thị phần), tiếp theo là Công ty CP thép Việt (Pomina) với sản lượng đạt gần 238.000 tấn, tương đương 11,76% thị phần.  

Argentina điều tra chống bán phá giá gạch ốp lát Việt Nam

Argentina điều tra chống bán phá giá gạch ốp lát Việt Nam
Sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam bị Argentina khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Ảnh minh họa

Theo thông tin ban đầu do Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina cung cấp, phía Argentina đang bắt đầu khởi xướng điều tra từ ngày 20/4/2016. Bên cạnh Việt Nam, sản phẩm gạch ốp lát của Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Brasil, tại thị trường Argentina cũng bị điều tra.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong năm 2015 cho biết, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina là 383,2 triệu USD, so với năm 2014 tăng 120,3%; nhập khẩu từ Argentina đạt 2,15 tỷ USD, tăng 25,3%. Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 2,53 tỷ USD, tăng 34,6%. Được biết, Argentina là thị trường nhập khẩu đứng thứ 14 của Việt Nam, nhưng chỉ xếp thứ 49 trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Sản phẩm xuất khẩu sang Argentina bao gồm vải mành, cao su, vải kỹ thuật khác, sản phẩm gốm sứ, giày dép các loại, da giày, nguyên phụ liệu dệt may,…

Trước đó, Argentina cũng đã từng điều tra thuế chống bán phá giá mặt hàng máy lạnh, mặt hàng nan hoa xe đạp, xe máy, nhập khẩu từ Việt Nam.

Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc

Mỹ sẽ áp thuế trừng phạt thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc
Thép cuộn của Trung Quốc. Nguồn: Getty Images

Qua đó, Mỹ phát đi tín hiệu rằng sẽ áp thuế trừng phạt với các sản phẩm thép nhập khẩu này sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITC) đưa ra quy tắc cuối cùng, theo dự kiến vào ngày 30/06.

Trong trường hợp ITC bác bỏ áp thuế trừng phạt, thì các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các loại sản phẩm trên sẽ kết thúc.

Trước đó, ngày 13/5, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay, nước này sẽ có những hành động thực thi pháp luật đối với Mỹ trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), với mục đích hối thúc Mỹ chấm dứt các hoạt động chống bán phá giá bất hợp pháp của nước này.

Ngày 12/4, giá thép tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất 10 tháng

Ngày 12/4, giá thép kỳ hạn tại Thượng Hải tăng lên mức cao mới 10 tháng, do nguồn cung thắt chặt, vì nhu cầu mùa vụ tại nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc tăng mạnh.

Sự gia tăng giá thép đã thúc đẩy lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc, khiến họ mua nhiều nguyên vật liệu. Trong khi giá quặng sắt tăng gần 5%, lên mức cao đỉnh điểm 3 tuần vào ngày 11/4 và có thể tăng kéo dài.

Nhà phân tích tại ngân hàng ANZ cho biết, nhu cầu quặng sắt từ các nhà máy thép hồi phục mạnh mẽ, do lợi nhuận được cải thiện đáng kể.

Giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 10 tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đạt mức cao 2.328 NDT/tấn trong phiên giao dịch, đây là mức cao nhất kể từ ngày 12/6/2015. Giá thanh cốt thép tăng 1,6%, lên 2.298 NDT/tấn sau khi tăng 4,8% phiên hôm 11/4.

Ngày 12/4, giá thép tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất 10 tháng
Giá thép tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng

Hoạt động xây dựng tăng mạnh đến tháng 5 đã thúc đẩy nhu cầu thép tại Trung Quốc, khiến các nhà máy thép hồi phục từ mức lỗ đầu năm nay.

Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc cho biết, nhiều nhà máy thép lớn tại Trung Quốc báo cáo mức lỗ 11,4 tỷ NDT trong 2 tháng đầu năm 2016.

Trong khi đó, nhiều nhà máy thép tại khu vực Đường Sơn Trung Quốc được yêu cầu cắt giảm lượng khí thải ít nhất 50% trong thời gian diễn ra triển lãm làm vườn Đường Sơn, từ ngày 29/4 đến ngày 16/10. Những nhà máy thép đã thúc đẩy sản xuất trước khi bắt buộc cắt giảm sản lượng và thu lợi từ giá thép tăng, nâng nhu cầu đối với quặng sắt, Commonwealth Bank of Australia cho hay.

Theo The Steel Index (TSI), giá quặng sắt giao ngay sang cảng Thiên Tân Trung Quốc tăng 4,9%, lên 55,9 USD/tấn ngày 11/4, đây là mức cao nhất kể từ ngày 23/3.

TSI cho biết, trong khi hoạt động thị trường quặng sắt tương đối hạn chế, giá thầu đối với các lô hàng sẵn có tăng do giá thép tăng, hơn nữa giá quặng sắt dự trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng 15 NDT/tấn.

Còn giá quặng sắt giao ngay, hợp đồng benchmark tăng 8% từ mức đáy 51,7 USD/tấn vào hôm 15/3 và có thể tăng cùng với giá quặng sắt kỳ hạn.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 tăng 3,1%, lên 398,5 NDT/tấn.

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch Một số doanh nghiệp trong nước đề xuất Bộ Công thương được nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch. Ảnh: thesaigontimes.vn

Theo nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, tại phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu do Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức vào sáng ngày 5/5, một số doanh nghiệp trong nước đã có đề xuất lên Bộ Công thương về việc cho phép nhập khẩu phôi thép dưới dạng có phân bổ hạn ngạch (quota).

Theo đó, việc cấp quota nhập khẩu phôi thép sẽ chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trực tiếp, có số lượng nhập và thời gian hiệu lực của quota được Bộ Công thương thể hiện rõ trên giấy phép nhập khẩu.

Được biết, bắt đầu từ ngày 22/3 Bộ Công thương đã áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (trong vòng 200 ngày) dưới dạng thu thuế nhập khẩu bổ sung đối với sản phẩm phôi thép ở mức 23,3% và đối với thép dài (thép cây, cuộn) là 14,2%, theo như đơn khởi kiện trước đó của một số doanh nghiệp sản xuất thép.

Lớp phủ bề mặt giúp thép có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn

Lớp phủ bề mặt giúp thép có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn
Lớp phủ bề mặt mới giúp thép cứng, bền và an toàn hơn khi sử dụng

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Khoa học Vật liệu thuộc Amy Smith Berylson, Joanna Aizenberg và thành viên nòng cốt của viện Wyss, Đại học Harvard, lần đầu tiên phát triển chất phủ bề mặt vào năm 2011, kể từ đó ứng dụng trên phạm vi rộng.

Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển lớp phủ bề mặt này là xác định làm thế nào để đảm bảo khả năng chống gỉ mà không làm giảm tính chất của vật liệu. Được biết, nhóm nghiên cứu đã giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng kỹ thuật điện hóa để phát triển tấm film siêu mỏng và các hạt oxit vonfram phủ trực tiếp lên bề mặt thép.

Nếu các hạt này bị phá hủy, hậu quả sẽ không lan sang các phần khác trên bề mặt vì không có sự kết nối giữa các hạt lân cận.

Được biết, vật liệu thép với lớp phủ mới có thể ứng dụng sản xuất các vật liệu không gỉ, các thiết bị cấy ghép, dụng cụ y tế, vòi phun cho máy in 3D, dao, ứng dụng trên quy mô lớn cho các tòa nhà hoặc tàu thủy.

Ngành thép lại tái phát `bệnh cũ`?

Trong tháng 3 vừa qua, theo ghi nhận từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng tiêu thụ thép của các doanh nghiệp sản xuất thép đạt 962.000 tấn, mức tiêu thụ cao nhất trong lịch sử ngành thép nếu tính theo tháng, trong đó có doanh nghiệp đạt mức tăng sản lượng tiêu thụ lên tới 140% so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng theo VSA, tính từ tháng 12/2015 đến hết tháng 2/2016, sản lượng thép được các doanh nghiệp sản xuất cung cấp ra thị trường vẫn rất dồi dào, ước xấp xỉ 1,7 triệu tấn. Dù vậy, nhưng mức giá thép hiện đã tăng tới hơn 30% so với hồi đầu tháng 3/2016, điều này được xem là một hiện tượng bất thường.

Ngành thép lại tái phát `bệnh cũ`? Ngành thép đạt lợi nhuận `khủng` vẫn luôn kêu khó khăn? Ảnh: ndh.vn

Về hiện tượng trên, một chuyên gia trong ngành thép nhận xét: `Dù mức cầu của thị trường có tăng cao so với cùng kỳ năm trước, nhưng nguồn cung thép vẫn dồi dào, nếu không muốn nói là vẫn thừa cung, nhưng mức giá đã tăng khá mạnh chỉ trong một thời gian ngắn là một dấu hiệu bất thường`.

Cũng không khó để nhận ra rằng những dấu hiệu bất thường trên xuất hiện từ sau khi Bộ Công thương công bố quyết định áp thuế tự vệ tạm thời vào ngày 7/3.

Theo ghi nhận của PV Tuổi trẻ, chỉ một ngày sau khi thuế tự vệ được công bố, thép bán lẻ đã tăng giá một cách vô tội vạ với lý do `nhà máy nói tăng giá nên phải bán với giá cao chứ sao`. Trong khi đó, lý do mà các doanh nghiệp sản xuất đưa ra để đua tăng giá là do... giá nguyên liệu thế giới tăng, dù nguồn nguyên liệu giá mới này thực tế mới chỉ cập cảng Việt Nam từ đầu tháng 4/2016.

“Tất cả nguyên liệu mà các doanh nghiệp sản xuất sử dụng trong tháng 3 vừa qua thực ra đều được nhập trước đó với giá thấp. Nếu viện cớ giá nguyên liệu mới tăng (tăng khoảng 15% so với giá nguyên liệu cũ), thì đúng ra phải đầu tháng 4 này các doanh nghiệp sản xuất mới phải tăng giá bán, thay vì đua nhau tăng giá dù sử dụng nguyên liệu đầu vào giá thấp” - vị chuyên gia ngành thép khẳng định.

Cũng theo vị chuyên gia này, đây chính là dấu hiệu của việc `té nước theo mưa`, các doanh nghiệp đã lợi dụng thông tin thuế tự vệ để tăng giá bán sỉ nhằm trục lợi. Đến lượt các đại lý cũng đua nhau tăng giá với lý do nhà sản xuất tăng, thậm chí mức tăng còn cao hơn nhiều so với mức tăng của nhà sản xuất.

Dù có nhiều yêu cầu, thậm chí quy định hẳn hoi về định hướng phát triển hệ thống phân phối do Bộ Công thương ban hành từ năm 2013, nhưng đến nay câu chuyện muôn đời `té nước theo mưa` của hệ thống phân phối thép khi thị trường biến động vẫn là những câu chuyện rất cũ và vẫn chưa có thuốc trị, thậm chí còn bắt đầu có dấu hiệu `kháng thuốc`.

Mà nguyên nhân của hiện tượng này, theo như thừa nhận một cựu lãnh đạo VSA, có trách nhiệm không hề nhỏ của chính các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước khi họ cố tình bỏ quên trách nhiệm của mình với người tiêu dùng, chỉ lo chạy theo lợi nhuận.

Trên thực tế, ngành thép cũng không ngừng kêu khó khăn, nhưng theo báo cáo được công bố công khai, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn cứ đạt lợi nhuận khủng, trong đó không hiếm doanh nghiệp lớn có lợi nhuận lên tới hàng ngàn tỉ đồng, và mức lợi nhuận này bao giờ cũng năm sau hơn năm trước!

Biến khói bụi Bắc Kinh thành gạch xây dựng

Mới đây, Nut Brother - nghệ sĩ đường phố 34 tuổi đến từ Thâm Quyến, Trung Quốc lần đầu tiên công bố kế hoạch hút sạch bụi trong không khí Bắc Kinh vào cuối tháng 7/2015. Hàng ngày, trong trang phục áo khoác, đeo mặt nạ anh đi khắp đường phố Bắc Kinh cùng chiếc máy hút bụi cường độ cao.

Biến khói bụi Bắc Kinh thành gạch xây dựng
Nut Brother hút bụi trên đường phố Bắc Kinh

Đến ngày thứ 100 trong, Nut Brother đã trộn bụi hút trong không khí với đất sét và đưa vào dây chuyền sản xuất gạch để cho ra viên gạch bán thành phẩm. Sau vài ngày sấy khô và nung viên gạch thành phẩm đã ra đời.

Nut Brother chia sẻ rằng, thông qua dự án sản xuất gạch từ bụi, anh muốn mọi người suy nghĩ nhiều hơn về việc bảo vệ môi trường và hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Biến khói bụi Bắc Kinh thành gạch xây dựng 1
Gạch được sản xuất từ khói bụi Bắc Kinh

Được biết, Nut Brother đã hút bụi không khí từ Sân vận động Quốc gia Tổ Chim tới trụ sở Bộ Bảo vệ Môi trường, từ Đường cổ Bắc Kinh tới Quảng trường Thiên An Môn. Mỗi ngày trên tài khoản Sina Weibo của mình, Nut Brother ghi lại thời tiết, thời gian và khu vực hút bụi. Anh thu được những hỗn hợp khói bụi nặng khoảng 100 gram, sau đó kết hợp với đất sét để tạo thành những viên gạch nặng một vài kg có hình dạng giống như những viên gạch thông thường.

Bước tiếp theo trong kế hoạch của mình, Nut Brother muốn cung cấp những viên gạch từ khói bụi Bắc Kinh cho một công trường xây dựng và biến nó thành một phần của tòa nhà mới tại Bắc Kinh.

Những ưu

Ưu điểm của gạch không nung

Những ưu - nhược điểm của gạch block không nung
Gạch không nung có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt nên không phải lo lắng về vấn đề bị thấm dột khi xây dựng công trình

Sản phẩm gạch bê tông có rất nhiều ưu điểm vượt trội và được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng. Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

Nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất loại gạch này được lấy từ các nguyên liệu cát, xi măng, đá, xỉ than, mạt đá,… có sẵn nên việc tìm kiếm nguyên liệu rất dễ dàng. Loại gạch này không sử dụng đất nông nghiệp nên không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trong quá trình sản xuất không phải nung, đốt như gạch đất nung nên không tiêu hao nhiên liệu đốt, không thải khói bụi ra môi trường nên góp phần đảm bảo sự an toàn cho môi trường sống.

Hệ thống sản xuất gạch terrazzo theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại và do các loại máy móc thực hiện nên giảm được chi phí thuê nhân công rất nhiều cho doanh nghiệp.

Sử dụng gạch block không nung vào trong xây dựng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình. Với khả năng chịu lực sản phẩm lớn nên có thể dùng để xây hàng rào, tường nhà kiên cố một cách chắc chắn. Ngoài ra, gạch còn có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt nên không phải lo lắng vấn đề bị thấm dột khi xây dựng công trình.

Những ưu - nhược điểm của gạch block không nung 1
Bên cạnh việc sử dụng để xây nhà, loại gạch này còn được sử dụng để lát vỉa hè

Trên thị trường, gạch không nung có rất nhiều loại để mọi người lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình như: Gạch trang trí, gạch lát vỉa hè, gạch con sâu… Kích thước viên gạch cũng rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nhờ kích thước lớn nên khi xây dựng không phải sử dụng nhiều hồ, vôi vữa giúp tiết kiệm chi phí xây dựng hiệu quả.

Gạch không nung tuy lớn nhưng trọng lượng của chúng lại nhẹ hơn gạch đất nung nhiều lần. Điều này giúp việc di chuyển, thi công cũng trở nên thuận tiện, đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh việc sử dụng để xây nhà, loại gạch này còn được sử dụng để lát vỉa hè. Những viên gạch vỉa hè có cường độ chịu lực cao nên đảm bảo độ chắc chắn bền cho vỉa hè. Đặc biệt, khi làm xong có thể sử dụng ngay mà không lo lắng vấn đề chất lượng và nhất là có thể thay thế dễ dàng.

Nhược điểm của gạch bê tông

Sản phẩm này còn khá mới nên nhiều người vẫn chưa tin tưởng sử dụng sản phẩm và vẫn chuộng loại gạch đất nung hơn.

Thị trường "bội thực” thép giá rẻ Trung Quốc

Thị trường "bội thực” thép giá rẻ Trung Quốc
Thép giá rẻ Trung Quốc đang "gây lụt" thị trường. Ảnh minh họa

Trước sức ép đến từ thép Trung Quốc giá rẻ, chính phủ nhiều quốc gia đã buộc phải gia tăng sức ép đối với Trung Quốc trong việc chung tay giải quyết tình trạng nguồn cung thép gây "bội thực" thị trường này.

Mới đây, tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép và đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nỗ lực nhằm giảm sản lượng.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp thép ở Anh đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng sau khi Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ thông báo sẽ bán toàn bộ doanh nghiệp sản xuất tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động. Căn nguyên xuất phát từ chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của thép giá rẻ Trung Quốc. Điều này đang được lấy làm lý do để vận động bỏ phiếu ủng hộ đưa Anh rời khỏi EU.

Còn tại Đức, hơn 40.000 công nhân ngành thép đã xuống đường biểu tình do lo ngại về khả năng thất nghiệp trong tương lai. Họ yêu cầu Chính phủ của Thủ tướng Merkel mạnh tay hơn đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trước tình trạng này, hôm qua, Chủ tịch Ủy ban châu u đã phải lên tiếng khẳng định rằng, EU sẵn sàng áp đặt các biện pháp mạnh tay nếu phát hiện dấu hiệu bán phá giá thép của các nhà sản xuất Trung Quốc.

Nhưng các chuyên gia nhận định, chính Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu "cơn lụt" thép khi nước này cho biết sẽ cắt giảm 500.000 việc làm trong ngành thép một vài năm tới đây. Các doanh nghiệp thép lớn tại Trung Quốc hiện đang thua lỗ hơn 15,5 tỷ USD. Kể từ năm 2008 đến nay, giá thép thế giới đã giảm 70% giá trị.

Tháng 4, sản lượng sắt thép thô ước đạt 409,8 nghìn tấn

Tháng 4, sản lượng sắt thép thô ước đạt 409,8 nghìn tấn
Thị trường thép đã có sự phục hồi tích cực trong tháng 3 và tháng 4. Ảnh: TL

Báo cáo mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, tính chung 4 tháng đầu năm 2016, lượng sắt thép thô đạt 1497,6 nghìn tấn, tức tăng 18,4% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 1534,2 nghìn tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ; thép cán đạt 1552,1 nghìn tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 4 so với cùng kỳ tăng 4,6% về trị giá và tăng 45,3% về lượng. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015, nhập khẩu thép các loại tăng 1,3% về trị giá và tăng 59,2% về lượng. Nhưng nhập khẩu sản phẩm từ thép giảm 41,3% về trị giá.

Trước đó, ngày 07/3//2016, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Chính quyết định này đã góp phần ngăn chặn phôi thép và thép giá rẻ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất thép trong nước.

Có thể nói, thị trường thép đã có sự phục hồi tích cực trong tháng 3 và tháng 4. Theo đó, nhu cầu tăng, giá thép trong nước cũng gia tăng theo xu hướng tăng mạnh của thị trường thép thế giới.

Hiện các doanh nghiệp sản xuất thép cũng đang đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao

Nhu cầu vật liệu lợp trên thế giới sẽ tăng gần 3% mỗi năm

Nhu cầu vật liệu lợp trên thế giới sẽ tăng gần 3% mỗi năm
Nhu cầu vật liệu lợp trên thế giới sẽ tăng lên

Theo dự báo của công ty nghiên cứu The Freedonia có trụ sở tại Cleveland, bang Ohio, Mỹ, sự phục hồi về nhu cầu vật liệu lợp ở thị trường Mỹ và khu vực các nước phát triển sẽ bù đắp sự giảm tốc độ tăng trưởng trên thị trường khổng lồ Trung Quốc, cũng như sự tăng trưởng ở mức thấp trên thị trường các nước đang phát triển.

Nhu cầu về vật liệu lợp ở thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm và phù hợp với chi tiêu cho xây dựng, hoàn thiện nhà ở cho đến năm 2020, nhưng đây vẫn sẽ là thị trường lớn nhất thế giới. Dự báo, sự tăng trưởng ở thị trường các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm cả Ấn Độ và Indonesia, sẽ vượt đáng kể so với thị trường Trung Quốc. Khu vực Trung Đông và châu Phi sẽ tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng nhanh nhất cho tới năm 2020, được thúc đẩy bởi những tiến bộ mạnh mẽ trong xây dựng công trình, nhất là xây dựng nhà ở mới.

Thị trường tấm lợp ở Mỹ sẽ tiếp tục phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu vật liệu lợp ở Đông u và Tây u tăng trưởng trở lại sau thời gian dài suy giảm ở nhiều quốc gia gây ra bởi suy thoái kinh tế và chi phí cho xây dựng.

Sự kết hợp của các loại vật liệu lợp khác nhau giữa các quốc gia và khu vực dựa trên điều kiện kinh tế, khí hậu và sở thích thẩm mỹ. Nhu cầu về gạch lát bằng bê tông gia tăng nhanh chóng, thị phần gạch đất sét ở Trung Quốc tăng trưởng cùng với sự phục hồi xây dựng tại Tây u và Mỹ góp phần vào sự tăng trưởng nhu cầu về gạch trên toàn cầu.

Quý I/2016: Thị trường vật liệu bình ổn, ngoại trừ "cơn sốt" thép

Trong khi xi măng nhẹ bước với mức tiêu thụ đạt 15,71 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ thì ngành thép có mức tiêu thụ vượt bậc, đạt 1,52 triệu tấn, tức tăng gần 23% so với cùng kỳ.

Đây là con số xác lập mức tăng kỷ lục của ngành thép trong 3 năm trở lại đây, bất chấp những tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Nhóm ngành gạch xây dựng, sứ vệ sinh cũng có sự phục hồi rõ nét, mặc cho sản phẩm từ Trung Quốc vẫn tràn về như thường lệ.

Quy định áp thuế tự vệ tạm thời 14,2% đối với thép dài và 23% đối với phôi thép nhập khẩu đã làm dấy lên những tranh luận trái chiều giữa người ngoài,  người trong ngành và cả các doanh nghiệp “trong nhà” tố lẫn nhau trước câu hỏi ai trục lợi.

Khi mọi vấn đề chưa ngã ngũ thì điều duy nhất nhìn thấy rõ là người tiêu dùng thiệt thòi, từ một số chủ đầu tư đến nhà thầu xây dựng, khá nhiều đơn vị bị thiệt hại nếu trót mua vào khi giá thép lên đỉnh. Thậm chí, cả các đại lý của ngành thép cũng nếm trái đắng với toan tính “găm hàng” đầu cơ chờ giá tiếp tục tăng.

Quý I/2016: Thị trường vật liệu bình ổn, ngoại trừ "cơn sốt" thép
Thị trường thép đã bình ổn trở lại sau “cơn sốt” chính sách. ảnh: Lê Toàn

Tranh cãi về quy định áp thuế tự về tạm thời vẫn chưa có hồi kết khi Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã có văn bản thông báo tổ chức phiên tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng thép dài và phôi thép nhập khẩu để các bên liên quan có thể trình bày các quan điểm liên quan tới vụ việc. Dự kiến, phiên tham vấn sẽ tổ chức vào ngày 5/5/2016 tới đây.

"Cơn sốt" thép được tạo ra bởi chính sách khiến hàng loạt doanh nghiệp công bố thông tin tăng lợi nhuận do tích trữ hàng trước đó hay mua được thép rẻ. Điển hình như Thép Tiến Lên công bố lãi quý I/2016 là 100 tỷ đồng, theo đó, lý do được doanh nghiệp này đưa ra là có nhiều hàng tồn kho giá rẻ và do trích lập dự phòng rủi ro từ cuối năm 2015. Có thể nói, đây là mức lợi nhuận “mơ ước” khi cả năm 2015, doanh nghiệp này lỗ 169 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư và Thương mại DIC cũng cho biết kết quả kinh doanh những tháng đầu năm 2016 rất khả quan do nhập được thép giá thấp chiếm tới 60% sản lượng kinh doanh dự kiến của cả năm.

Từ ngày 25/3 thị trường thép đã giảm nhẹ và đến thời điểm đầu tháng 4, giá thép trên thị trường đã trở về tương ứng với giá trước cơn sốt. Cụ thể, tại Hà Nội, giá thép Hòa Phát giảm từ 11 triệu đồng/tấn xuống còn 10,2 - 10,5 triệu đồng/tấn; tại Tp.HCM, thép niêm yết của Thép Miền Nam có giá 10,2 triệu đồng/tấn,  thép Việt Nhật 10,5 triệu đồng/tấn, Pomina 10,25 triệu đồng/tấn, Việt Úc 8,45 triệu đồng/tấn, Việt Mỹ 9,5 triệu đồng/tấn. Thị trường bán lẻ cũng không còn cảnh khan, cháy hàng như trước đây.

Trong khi đó, kết thúc quý I, ngành xi măng cũng đã về đích như mong đợi với sản lượng tiêu thụ tăng 10%. Trong lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù nhiều doanh nghiệp tuyên bố chào thua khi phải cạnh tranh với clinker giá rẻ từ Trung Quốc, song sản lượng xuất khẩu cũng đạt 3,5 triệu tấn, tức bằng 102% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu thống kê, thị trường xi măng quý I/2016 không có biến động và chính sách của các nhà sản xuất chưa thay đổi nhiều. Với tình hình tiêu thụ tiếp tục ổn định như hiện tại thì con số 77 - 78 triệu tấn tiêu thụ trong năm có thể hoàn thành.

Trên lĩnh vực gốm sứ vệ sinh, gạch ốp lát, các doanh nghiệp trong nước vẫn đứng vững nhờ bảo hộ và đầu tư tốt vào công nghệ. Cụ thể, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm gốm sứ vệ sinh được áp dụng từ 5 - 35% tùy khu vực nên đã làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu.

Nhưng đối với sản phẩm gạch ốp lát được nhận định là có sự tăng trưởng nóng nên các doanh nghiệp trong nước phải giảm giá bán để cạnh tranh, dù tiêu thụ đã tốt hơn. Đơn cử như CMC được biết đến là doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát luôn đạt kết quả kinh doanh khả quan trong nhiều năm qua nhờ công nghệ tiên tiến, đã cho ra đời các dòng sản phẩm phù hợp thị trường nhưng cũng phải giảm giá bán vì phải cạnh tranh với hoạt động giảm giá, khuyến mại, của các doanh nghiệp khác.

Tổng giám đốc CMC Nguyễn Quang Huy cho hay, tính đến hết quý I, CMC đã tiêu thụ khoảng 2 triệu m2, so với cùng kỳ thì lượng tiêu thụ có tăng nhưng không đáng kể do cạnh tranh trên thị trường này đang rất dữ dội.

Tái chế bê tông thành nguyên liệu xây dựng mới

Tái chế bê tông thành nguyên liệu xây dựng mới
Rào cản lớn nhất của việc sử dụng bê tông tái chế đó là sự thay đổi và không ổn định về tính chất và chất lượng của vật liệu tái chế. Ảnh minh họa.

Theo Giáo sư Khoa học kỹ thuật dân dụng Yahya Gino Kurama, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, trong khi bê tông là loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới, đồng thời cũng là tác nhân gây tác động xấu tới môi trường. Cốt liệu thô như sỏi nghiền, đá nghiền có trong bê tông, việc khai thác, vận chuyện và chế biến cốt liệu thô sử dụng nhiều năng lượng, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng và lòng sông.

Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Notre Dame muốn đóng góp vào nỗ lực hướng tới việc giảm bớt ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên bằng cách giảm cầu đối với cốt liệu thô. Nhất là trong những năm tới, việc cải tạo và thay thế cơ sở hạ tầng cũ sẽ dẫn đến gia tăng khối lượng bê tông cũ và nhu cầu bê tông mới. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tốt hơn để sử dụng nguồn nguyên liệu ngày càng tăng với mức độ cao hơn, đây chính là những gì mà các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu.

Rào cản lớn nhất của việc sử dụng bê tông tái chế đó là sự thay đổi và không ổn định về tính chất và chất lượng của vật liệu tái chế, sự thay đổi này có ảnh hưởng tới độ cứng, độ bền của kết cấu bê tông cốt thép như thế nào? Hiện nhóm nghiên cứu của Kurama đang cố gắng phát triển nhận thức về việc sử dụng bê tông tái chế có ảnh hưởng như thế nào tới cấu trúc bê tông cốt thép để những tòa nhà sử dụng lượng vật liệu tái chế lớn nhằm đảm bảo được thiết kế an toàn, để phục vụ mục đích như dự định mà không gặp phải hậu quả không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Hầu hết các nghiên cứu cho đến nay liên quan đến việc sử dụng cấu trúc bê tông bền vững đã tập trung vào việc thay thế một phần xi măng bằng các phụ gia công nghiệp như silica fume, xỉ và tro bay. Nhóm nghiên cứu của Kurama là những người đầu tiên nghiên cứu về nguyên liệu tái chế từ các nguồn có khối lượng lớn, rồi từ đó nghiên cứu sự thay đổi vốn có về chất lượng vật liệu. Được biết, nghiên cứu của họ đề cập tới độ lệch, độ biến dạng cấu trúc trong một thời gian dài sử dụng và khả năng sử dụng cốt liệu tái chế trong ngành công nghiệp bê tông đúc sẵn.

Malaysia áp thuế với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam

Malaysia áp thuế với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam Sản phẩm thép cuộn cán nguội nhập vào Malaysia của Việt Nam bị áp thuế

Theo đó, mã sản phẩm bị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá là thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim có độ dày từ 0.2 mm đến 2.6 mm và rộng từ 700 mm đến 1300 mm. Cụ thể, mã HS là: 7209.15 000, 7209.16 000, 7209.17 000, 7209.18 290, 7209.18 900 và 7225.50 000. (Mã AHTN là: 7209.15.00, 7209.16.00, 7209.17.00, 7209.18.99, 7225.50.10 và 7225.50.90).

Trước đó, vào ngày 27/8/2015, Malaysia chính thức khởi xướng điều tra vụ việc nêu trên và đến ngày 22/1/2016, MITI ban hành kết luận sơ bộ về vụ việc. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam sơ bộ là 4,58 – 10,55%; còn mức thuế cuối cùng là 3.06% - 13.68%.

Tương tự như vậy mức thuế đối với Trung Quốc là 23,78% và từ 5.61% - 23.78%; và với Hàn Quốc là 8,32 – 21,64% và 3.78% - 21.64%.

Cũng theo thông báo liên quan đến quyết định áp thuế này, một số sản phẩm sẽ được loại ra khỏi danh sách bị áp thuế. Trong đó gồm Thép tấm đen (hoặc tôn đen) – (Tin Mill Black Plate); Các sản phẩm thép cuộn cán nguội dùng trong ngành cơ khí tự động.

Cũng theo quyết định của MITI, lệnh áp thuế chống bán phá giá với Việt Nam sẽ có hiệu lực trong 5 năm bắt đầu từ ngày 24/5/2016 đến ngày 23/5/2021.

Thép hạ nhiệt, đại lý đầu cơ lỗ tiền tỷ

Giá thép bán lẻ trên thị trường hiện đã trở về mức 11.000-11.500 đồng/kg tùy từng loại và thương hiệu, thấp hơn khoảng 15% so với thời điểm cuối tháng 3/2016. Diễn biến này khiến không ít đại lý `ôm` hàng với mục tiêu đầu cơ chờ giá lên bị thua lỗ nặng. Mức thua lỗ phổ biến từ khoảng trăm triệu đồng với các đại lý cấp ba cho tới cả tỷ đồng với các đại lý cấp một.

Thép hạ nhiệt, đại lý đầu cơ lỗ tiền tỷ
Không ít đại lý thép ham hố đầu cơ đã thua lỗ từ hàng trăm triệu đến tiền tỷ. Ảnh: Đầu tư

Phổ biến nhất là các đại lý thép cấp hai, `ôm` hàng khi giá thép tăng cao, với mong muốn giá thép sẽ tiếp tục tăng thêm nữa. Đơn cử một cửa hàng thép tại thị trấn Phùng, Hà Nội trước đó đã gom một khối lượng hàng khá lớn lúc giá thép là 12,5 triệu đồng/tấn, nhưng hiện giờ bán ra với giá chỉ từ 11-11,3 triệu đồng/tấn.

Chủ đại lý thép Yến Vinh (Hưng Yên) cho biết, giá thép hiện đã giảm khoảng một triệu đồng mỗi tấn so với cơn sốt giá hồi cuối tháng 3, nên cơ sở này cũng bị lỗ khoảng 100 triệu đồng với lô hàng khoảng 100 tấn nhập từ trước. Cũng theo chủ cửa hàng này, sức mua của dân rất ít, phần lớn các cửa hàng, đại lý thép dọc tuyến đường từ Phố Nối đến Khoái Châu đều thua lỗ ít nhiều, chủ yếu do giá bán thép giảm nhiều so với thời điểm lấy hàng cách đây 15-20 ngày.

Còn tại Hải Dương, chủ cửa hàng bán lẻ thép và xi măng Chiến Nhung cũng cho biết, cửa hàng lúc nào cũng có lượng hàng tồn từ vài chục đến hàng trăm tấn thép, do đó khi giá giảm 10-15% so với cách đây chỉ tầm nửa tháng, khiến cửa hàng tính qua cũng lỗ gần trăm triệu đồng.

Nhiều cửa hàng cấp dưới cũng trở thành nạn nhân khi các đại lý cấp một đầu cơ găm hàng để trục lợi. Trước Tết, không ít đơn vị phân phối cấp hai của các nhà sản xuất thép đã nhận đơn đặt hàng của dân ở mức giá tầm trên dưới 10.000 đồng/kg, với khối lượng dao động từ 100-200 tấn, hoặc 300-400 tấn với cơ sở lớn hơn. Thế nhưng, sau Tết, khi các đại lý cấp một của các nhà sản xuất thép nắm được thông tin Bộ Công thương sẽ áp thuế tự vệ tạm thời, nên họ đã đầu cơ, găm hàng, không chịu cấp hàng cho hệ thống, lại thêm năng lực cung ứng kém của một số nhà sản xuất, khiến thị trường xảy ra cơn sốt tăng cầu ảo.

Do đó, dù giá cao nhưng nhiều đại lý cấp dưới vẫn phải chấp nhận thua lỗ, nhập hàng về để trả cho các đơn hàng người dân đã đặt từ trước, tính ra mỗi tấn thép cũng lỗ tới 2 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty SMC chuyên phân phối thép tại Tp.HCM đánh giá, giá thép bị đẩy lên cao một phần do hệ thống phân phối có vấn đề, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là trên thị trường bán lẻ.

Còn ông Nguyễn Văn Sưa - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thì nhận định, theo thông lệ hàng năm, tháng 3 là thời điểm nhu cầu về thép tăng cao, các dự án thường rục rịch khởi động lại sau thời gian nghỉ Tết dài, chính tâm lý muốn gom hàng chờ tăng giá sau quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công Thương (ngày 7/3) đã góp phần đẩy giá thép tăng cao trong quý I vừa qua.

Mặc dù giá thép có sự gia tăng mạnh trong quý I/2016, nhưng tính đến cuối tháng 3 vừa qua, VSA cho biết lượng thép tồn kho vẫn còn xấp xỉ 325.000 tấn. Trong khi thời gian tới thị trường sẽ có thêm nguồn cung khoảng một triệu tấn thép từ một loạt dự án mới được đưa vào vận hành trong năm nay.

Do đó, ông Sưa nhấn mạnh: “Nguồn cung cho thấy, các doanh nghiệp thép hoàn toàn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, nên các đại lý, nhà phân phối không việc gì phải lo ôm hàng tích trữ thép”.

Tường Trombe làm mát và giảm lượng khí thải carbon

Tường Trombe làm mát và giảm lượng khí thải carbon
Tường Trombe giúp sưởi ấm, làm mát các tòa nhà và giảm đáng kể lượng khí thải carbon

Nhà nghiên cứu Marwa Dabaieh thuộc Đại học Lund University tại Thụy Điển đã tìm ra cách ứng dụng tường Trombe, thử nghiệm thiết kế tại Saint Catherine, Ai Cập.

Marwa Dabaieh cho biết, tại Ai Cập, nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm 94% năng lượng. Vì vậy, quốc gia này có nhu cầu rất lớn về các giải pháp năng lượng thay thế để giảm lượng khí thải carbon và có thể sử dụng được cho cộng đồng nông thôn, những nơi hiện nay nguồn điện chưa ổn định.

Các bức tường Trombe có lỗ thông hơi là kỹ thuật xây dựng cũ, tuy nhiên vẫn phổ biến và hầu như không tiêu thụ năng lượng. Nhà nghiên cứu Marwa Dabaieh tiếp tục phát triển kỹ thuật này không chỉ cho hệ thống sưởi mà còn để làm mát, nhằm cung cấp một mức nhiệt độ thích hợp quanh năm trong nhà.

Theo Marwa Dabaieh, thiết kế mới sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió để sưởi ấm và làm mát các tòa nhà. Được biết, việc điều chỉnh này đã loại bỏ các vấn đề cơ bản của tường Trombe khi nhiệt độ cao, làm giảm đáng kể tổng mức tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon.

Đồng thời, thiết kế mới cũng quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ của bức tường, vì vậy có thể ứng dụng trong thiết kế các tòa nhà hiện đại và trở thành một yếu tố kiến trúc hấp dẫn. Những vật liệu sử dụng để xây tường bao gồm gỗ, đá, len cũng như thủy tinh đều được sản xuất tại địa phương.

Rất có thể hệ thống thông gió thụ động này sẽ là chìa khóa cho một tương lai bền vững.

Gạch tái chế từ tàn thuốc lá giúp giảm tiêu thụ năng lượng tới 58%

Gạch tái chế từ tàn thuốc lá giúp giảm tiêu thụ năng lượng tới 58%
Gạch tái chế có khả năng cách điện tốt, giúp làm mát và cắt giảm chi phí sưởi trong nhà. Ảnh minh họa

Hành động nhỏ của một cá nhân vứt những mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút và thả tàn thuốc ra môi trường khi nhân lên vài nghìn tỷ lần trên toàn thế giới, thì lượng chất thải có thể lên tới 1,2 tỷ tấn. Chất thải này khi trộn lẫn với các chất thải thực vật và các kim loại nặng có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đất. Theo dự báo, chất thải từ thuốc lá sẽ tăng lên 50% vào năm 2025.

Từ thực tế đó, Tiến sĩ Abbas Mohajerani, thuộc trường Đại học RMIT, Melbourne đã đặt mục tiêu sử dụng chất thải này để sản xuất những viên gạch xây dựng. Ông chia sẻ: “Tôi đã mơ ước nhiều năm nay về việc tìm ra phương pháp bền vững và thực tiễn cho việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm chất thải thuốc lá". Nếu như lượng vật liệu để sản xuất 2,5% các sản phẩm gạch toàn cầu là từ mẩu và tàn thuốc lá thì có thể sử dụng được hết lượng chất thải từ thuốc lá.

Được biết, gạch được sản xuất từ tàn và mẩu thuốc lá rẻ hơn và sử dụng ít năng lượng hơn so với gạch nung truyền thống. Trộn các mẩu thuốc lá với gạch đất sét truyền thống sẽ làm giảm 58% lượng năng lượng cần thiết. Các viên gạch này có khả năng cách điện tốt, giúp làm mát và cắt giảm chi phí sưởi trong nhà, đồng thời dễ dàng vận chuyển bởi gạch có trọng lượng nhẹ hơn gạch truyền thống. Tiến sĩ Mohajerani tin rằng, phương pháp của ông có thể góp phần lớn vào việc chống ô nhiễm toàn cầu.

Tuy hiện nay việc sản xuất gạch từ tàn và mẩu thuốc lá vẫn còn đang được nghiên cứu, song công việc của Tiến sĩ Mohajerani và nhóm của ông là một giải pháp sáng tạo đầy hữu ích.